Một quy trình giám sát thi công xây dựng công trình tiêu chuẩn - chất lượng - và chuyên nghiệp sẽ mang lại cho chủ đầu tư một dự án xây dựng hoàn hảo, chất lượng, đúng thời gian tiến độ thực hiện và trên hết là mang lại giá trị về kinh tế tốt nhất cho công trình của chủ đầu tư.
Qua bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình - trình tự từng bước thực hiện công việc của một đội ngũ tư vấn giám sát xây dựng và các bộ phận liên quan thực hiện công tác tư vấn giám sát như thế nào nhé.
Tổng quan
Tài liệu viện dẫn
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 Quy định về các hoạt động xây dựng ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định 15/2013/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 02 năm 2013 về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng
- TCXDVN 371:2006 - Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng.
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các bộ phận liên quan và các cán bộ kỹ sư chuyên trách được giao nhiệm vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng trên công trình.
Thuật ngữ:
- CBNV : Cán bộ nhân viên
- P. HC-TH : Phòng Hành chính - Tổng hợp
- P. KĐ : Phòng Kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
Nội dung quy trình giám sát thi công xây dựng công trình
Sơ đồ quy trình giám sát thi công xây dựng công trình
Mô tả sơ đồ quy trình giám sát thi công xây dựng:
- Giám đốc Trung tâm Tư vấn giám sát giao nhiệm vụ cho các Cán bộ kỹ sư trong trung tâm theo Quyết định cử kỹ sư tư vấn giám sát thi công công trình.
- Các CBNV được giao nhiệm vụ giám sát xây dựng xem xét hồ sơ gói thầu tư vấn giám sát và tòan bộ hồ sơ pháp lý của công trình. Nếu phát hiện có vấn đề hay các điểm bất hợp lý thì đề xuất với Ban Giám Đốc.
- Nếu mọi thứ đề tốt và đầy đủ thì tiến hành công tác tập hợp và nghiên cứu hồ sơ xây dựng, hiện trường thi công, xác định các biểu mẫu áp dụng trên công trình.
- Cán bộ Tư vấn giám sát chính lập kế hoạch công việc và phân công nhiệm vụ cho từng kỹ sư tư vấn giám sát.
- Bộ phận giám sát thi công cùng Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng cùng thống nhất:
+ Biện pháp thi công
+ Tiến độ thi công xây dựng
+ Nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị đầu vào cùng các điều kiện để thực hiện thi công từng hạng mục công việc cụ thể.
Các Kỹ sư tư vấn giám sát tiến hành công việc theo kế hoạch đã được phê duyệt:
- Căn cứ theo các quy định tại Điều 72 của Bộ Luật Xây Dựng, tiến hành kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình.
- Kiểm tra năng lực của đơn vị thi công xây dựng công trình có phù hợp với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng hay không:
- Kiểm tra đội ngũ nhân lực, thiết bị máy móc phụ vụ thi công của nhà thầu đưa vào công trường.
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị thi công xây dựng.
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư trên công trình có đảm bảo yêu cầu về chất lượng - an toàn trong quá trình thi công công xây dựng công trình.
- Kiểm tra phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng và các cơ sở sản xuất cung cấp nguyên vật liệu, cấu kiện, thiết bị xây dựng phục vụ công tác thi công của nhà thầu thi công.
- Giám sát chất lượng vật tư, nguyên vật liệu và các thiết bị lắp đặt trên công trình do đơn vị thi công cung cấp theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, bao gồm:
Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất - Kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn - Kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình.
- Nếu có nghi ngờ về các kết quả kiểm tra chất lượng do nhà thầu thi công cung cấp thì kết hợp cùng chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và các thiết bị lắp đặt trên công trình xây dựng.
Kiểm tra - Giám sát chất lượng trong quá trình thi công xây dựng
- Kiểm tra toàn bộ các biện pháp thi công của đơn vị phụ trách xây dựng.
- Kiểm tra và giám sát thường xuyên quá trình xây dựng các hạng mục trên công trình của nhà thầu xây dựng. Kết quả kiểm tra phải được ghi nhận vào trong nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.
- Thực hiện công tác xác nhận bản vẽ hoàn công.
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định dựa trên TCXDVN 371:2006 và chương V - nghị định 15/2013/NĐ-CP.
- Tập hợp, kiểm tra toàn bộ tài liệu phục vụ công tác nghiệm thu xây dựng, các giai đoạn thi công, nghiệm thu thiết bị vật tư, nghiệm thu từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.
- Phát hiện các sai sót, các điểm bất hợp lý về thiết kế xây dựng trên công trình để điều chỉnh sai kịp thời hoặc yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế điều chỉnh lại hợp lý hơn.
- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
- Chủ trì và phối hợp cùng các bên liên quan để giải quyết, xử lý những vướng mắc, những điểm phát sinh trong quá trình thi công.
- Giám đốc trung tâm, tổ Quản lý kỹ thuật của Trung tâm theo Quyết đinh thành lập tổ kiểm tra để kiểm tra việc thực hiện công việc tư vấn giám sát của các giám sát viên.
- Giám sát chính lập Báo cáo hoàn thành gửi l•nh đạo Trung tâm kiểm tra trước khi gửi cho chủ đầu tư xem xét.
- Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Trung tâm và các thành phần khác tiến hành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo Biên bản bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
>>>Nội dung công tác giám sát thi công và nghiệm thu nền móng công trình xây dựng
>>>Quy trình giám sát thi công san lấp mặt bằng xây dựng
>>>Quy trình giám sát thi công ép cọc cát
>>>8 bước trong quy trình giám sát thi công xây dựng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét