Thẩm tra thiết kế là một hoạt động rất quan trọng và gắn liền với quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Nhiệm vụ chính của công việc thẩm tra thiết kế là kiểm tra hồ sơ thiết kế của một đơn vị tư vấn độc lập khác nhằm bảo đảm rằng hồ sơ thiết kế tuân thủ theo đúng các yêu cầu về mặt kỹ thuật so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định đang hiện hành.
Chứng chỉ năng lực xây dựng được định nghĩa là bản đánh giá năng lực sơ lược của Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực thiết kế – thẩm tra. Để được cấp chứng chỉ hành nghề của các hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình xây dựng thì tổ chức hoạt động xây dựng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, quy định của pháp luật về năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình. Theo quy định của Luật Xây dựng, các đơn vị tư vấn thiết kế muốn thực hiện hoạt động thiết kế – thẩm tra thiết kế trong xây dựng đòi hỏi phải chứng minh được năng lực của mình đáp ứng điều kiện để thực hiện.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thẩm tra dự toán xây dựng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thẩm tra dự toán xây dựng. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021
Thẩm tra thiết kế là gì? Khi nào cần thẩm tra thiết kế?
Thẩm tra thiết kế là việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về kiến trúc, kết cấu, hệ thống ME, khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo hồ sơ thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành, làm cơ sở cho việc thẩm định và triển khai thi công.
Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021
Dự toán gói thầu được xác định cho những gói thầu nào?
Điều 16 Nghị định 10/2021/NĐ-CP. Quy định chung về dự toán gói thầu xây dựng
1. Dự toán gói thầu xây dựng (sau đây gọi là dự toán gói thầu) là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
2. Dự toán gói thầu được xác định cho các gói thầu sau:
a) Gói thầu thi công xây dựng;
b) Gói thầu mua sắm thiết bị;
c) Gói thầu lắp đặt thiết bị;
d) Gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng;
đ) Gói thầu hỗn hợp.
1. Dự toán gói thầu xây dựng (sau đây gọi là dự toán gói thầu) là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
2. Dự toán gói thầu được xác định cho các gói thầu sau:
a) Gói thầu thi công xây dựng;
b) Gói thầu mua sắm thiết bị;
c) Gói thầu lắp đặt thiết bị;
d) Gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng;
đ) Gói thầu hỗn hợp.
Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021
Công trình nào cần thẩm định trước khi xin giấy phép xây dựng?
Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp phép xây dựng đều quy định về hồ sơ xin cấp phép xây dựng phải có đó là: “Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Điều này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định”.
Căn cứ vào quy định này thì những công trình phải xin giấy phép xây dựng đều phải thẩm định trước khi xin giấy phép xây dựng.
Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021
Thẩm định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán xây dựng gói thầu xây
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 68/2019/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/10/2019) thì Nội dung thẩm định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán xây dựng gói thầu xây dựng gồm:
- Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp của các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng;
- Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ;
- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng định mức, giá xây dựng của công trình và quy định khác có liên quan trong việc xác định các khoản mục chi phí của dự toán;
- Xác định giá trị dự toán sau thẩm định. Đánh giá mức độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định.
- Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp của các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng;
- Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ;
- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng định mức, giá xây dựng của công trình và quy định khác có liên quan trong việc xác định các khoản mục chi phí của dự toán;
- Xác định giá trị dự toán sau thẩm định. Đánh giá mức độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định.
Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016
Biểu mẫu lập dự toán xây dựng công trình
Thẩm tra dự toán và lập dự toán chi phí xây dựng công trình là công tác rất quan trọng giúp chủ đầu tư quản lý toàn bộ chi phí xây dựng một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Chính vì công tác quan trọng này mà thông thường công tác lập dự toán, thẩm tra và đánh giá dự toán xây dựng luôn được thực hiện bởi một đơn vị trung lập có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc chất lượng nhằm đảm bảo dự toán trung thực khách quan và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công trình của chủ đầu tư.
Qua bài viết chia sẻ sau, mình xin được giới thiệu đến các bạn một mẫu lập dự toán xây dựng công trình cơ bản để các bạn tham khảo và tìm hiểu bổ sung thêm kiến thức cũng như phục vụ trong công tác học tập và làm việc nhé!.
Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016
Quy định về chi phí thẩm tra thiết kế theo thông tư 75 của Bộ Tài Chính
Ngày 12 tháng 6 năm 2014, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 75 quy định về mức thu - chế độ thu - Nộp - Quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.
Qua bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thông tư 75 do Bộ Tài Chính quy định và ban hành như thế nào nhé!.
ICCI công ty thẩm tra dự toán xây dựng uy tín
Thẩm tra dự toán xây dựng - Công tác đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết trước khi đưa dự án xây dựng vào triển khai thi công trên thực tế. Công tác thẩm tra này giúp thay mặt chủ đầu tư quản lý đánh giá chi phí dự án xây dựng một cách hiệu quả nhất; giúp kiểm tra khối lượng công việc của các nhà thầu đang thi công, kiểm tra đơn giá - định mức xây dựng, cũng như đảm bảo tình hình trượt giá không làm ảnh hưởng đến tổng chi phí xây dựng toàn bộ dự án.
Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016
Thẩm tra dự toán là gì
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)