Qua bài viết hôm nay, Blog Tư vấn kiểm định xây dựng rất hân hạnh được sẻ chia cùng các bạn kỹ sư và các bạn sinh viên quy trình giám sát thi công ép cọc cát tiêu chuẩn, cũng như tìm hiểu về các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng như thế nào theo tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng nhé!.
Quy trình giám sát thi công ép cọc cát |
Căn cứ lập quy trình giám sát thi công cọc cát
Để lập quy trình giám sát thi công cọc cát các kỹ sư giám sát thi công cần dựa trên những căn cứ gì để áp dụng và thiết lập quy trình giám sát thi công một cách đúng đắn nhất:
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 - Văn bản pháp quy được Quốc Hội ban hành và thông qua vào ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
- Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 1 năm 20043 về việc sửa đổi và bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
- Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ban hành ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng quy định về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ban hành ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng quy định về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Hồ sơ mời thầu: San nền, cọc thí nghiệm, đường giao thông, kênh thoát nước.
- Các Biện pháp thi công ép cọc đã được phê duyệt
- Báo cáo khảo sát về hoạt động địa chất tại công trình.
- Các văn bản thoả thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Quy trình giám sát thi công ép cọc cát tại hiện trường
1. Chuẩn bị thi công
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình có đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn quy định hay không.
- Kiểm tra và xác nhận mặt bằng xây dựng cùng công tác chuẩn bị thi công bao gồm: Thiết bị, hệ thống các mốc định vị, trục sân và tim, cốt.
- Dựa trên yêu cầu của dự án, lập hệ thống quản lý giám sát chất lượng xây dựng công trình, khối lượng xây dựng, tiến độ thời gian thực hiện, các quy định về đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường đảo bảo phù hợp với yêu cầu của dự án đề ra theo:
- Dựa trên yêu cầu của dự án, lập hệ thống quản lý giám sát chất lượng xây dựng công trình, khối lượng xây dựng, tiến độ thời gian thực hiện, các quy định về đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường đảo bảo phù hợp với yêu cầu của dự án đề ra theo:
- Hồ sơ pháp lý.
- Nhật ký giám sát thi công xây dựng công trình.
- Sổ tay quản lý chất lượng.
- Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ.
- Quy trình kiểm soát các sai sót và khắc phục sự cố.
- Quy trình kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, các vật tư, thiết bị dùng trong xây dựng.
- Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng hợp chuẩn.
- Quy trình nghiệm thu bàn giao, các biểu mẫu, lập các file tài liệu, hồ sơ nhân sự, phân công nhiệm vụ.
- Kiểm tra các điều kiện năng lực làm việc, hoạt động xây dựng của các đơn vị thi công trên công trình.
- Kiểm tra, nghiệm thu và phê duyệt bản vẽ thi công thiết kế thi công xây dựng, đối chiếu với hồ sơ dự thầu và so sánh với thực tế tại hiện trường xây dựng để tìm ra những sai khác so với đồ án thiết kế và những đề xuất của chủ đầu tư để kịp thời kiến nghị phương án xử lý những điểm bất hợp lý còn tồn tại .
- Bàn bạc, thảo luận và đi đến thống nhất với PMC, Nhà thầu phân chia các giai đoạn nghiệm thu, giai đoạn hoàn thành cho từng hạng mục xây dựng và có biên bản thống nhất giữa các bên liên quan.
- Lên danh mục các qui chuẩn và tiêu chuẩn được áp dụng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
2. Giai đoạn tiến hành thi công xây dựng trên công trình
Giám sát và quản lý chất lượng thi công trên công trình theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt được duyệt, đảm bảo các nhà thầu thi công tuân thủ chặt chẽ các qui chuẩn - tiêu chuẩn xây dựng, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao đông và vệ sinh môi trường theo đúng hồ sơ cam kết đã được phê duyệt.
- Kiểm tra, nghiệm thu và phê duyệt bản vẽ thi công thiết kế thi công xây dựng, đối chiếu với hồ sơ dự thầu và so sánh với thực tế tại hiện trường xây dựng để tìm ra những sai khác so với đồ án thiết kế và những đề xuất của chủ đầu tư để kịp thời kiến nghị phương án xử lý những điểm bất hợp lý còn tồn tại .
- Bàn bạc, thảo luận và đi đến thống nhất với PMC, Nhà thầu phân chia các giai đoạn nghiệm thu, giai đoạn hoàn thành cho từng hạng mục xây dựng và có biên bản thống nhất giữa các bên liên quan.
- Lên danh mục các qui chuẩn và tiêu chuẩn được áp dụng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
2. Giai đoạn tiến hành thi công xây dựng trên công trình
Giám sát và quản lý chất lượng thi công trên công trình theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt được duyệt, đảm bảo các nhà thầu thi công tuân thủ chặt chẽ các qui chuẩn - tiêu chuẩn xây dựng, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao đông và vệ sinh môi trường theo đúng hồ sơ cam kết đã được phê duyệt.
Giám sát công tác thi công gia cố nền công trình bằng cọc cát theo đúng các biện pháp tổ chức thi công đã được duyệt, quy định được ghi trong hồ sơ thiết kế, qui chuẩn - tiêu chuẩn xây dựng, biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường đã được phê duyệt.
2.1. Kiểm tra và giám sát năng lực của nhà thầu xây dựng
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị thi công có đảm bảo phù hợp với các yêu cầu đã được ghi rõ bên trong trong hợp đồng xây dựng, đánh giá qui trình kiểm tra chất lượng của đơn vị xây dựng.
- Kiểm tra chặt chẽ sự phù hợp của các thiết bị thi công và nhân lực thi công của nhà thầu xây dựng như: Máy rung cọc cát, máy kinh vĩ, các thiết bị thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và thí nghiệm tại hiện trường để kiểm soát chất lượng.
- Kiểm tra và giám sát chất lượng các thiết bị vận hành trên công trường có đảm bảo đúng chủng loại và công suất, có giấy phép sử dụng hay không, chứng chỉ kiểm định thiết bị còn thời hạn hay không, chứng chỉ về an toàn thiết bị, chứng chỉ hành nghề và tay nghề của người điều khiển các thiết bị xây dựng trên công trình,....
- Kiểm tra năng lực hành nghề cá nhân của các cán bộ kỹ thuật có đáp ứng theo Điều 8 (Điều kiện năng lực nhà thầu khảo sát xây dựng) được quy định trong Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 Quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành.
- Kiểm tra năng lực hành nghề cá nhân của các cán bộ kỹ thuật có đáp ứng theo Điều 8 (Điều kiện năng lực nhà thầu khảo sát xây dựng) được quy định trong Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 Quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành.
2.2. Kiểm tra và giám sát công tác thi công trên công trình:
- Kiểm tra và đánh giá chất lượng cát dựa trên tài liệu chứng thực nguồn gốc và chất lượng cát.
- Kiểm tra các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trên công trường do đơn vị xây dựng lập nên.
- Kiểm tra vị trí, toạ độ, cao độ các cọc cát trên công trường.
- Kiểm tra và giám sát trình tự thi công cọc cát: Các sai số về vị trí, về độ thẳng đứng, cao độ mũi cọc, cao độ đỉnh cọc, tốc độ rung xuống, tốc độ rút lên, lượng cát và nước đổ vào trong ống - Tất cả các thông số này phải được ghi nhận vào trong nhật ký thi công cọc cát (Mỗi cọc cát có một hồ sơ nhật ký thi công riêng biệt).
- Kiểm tra và đánh giá chất lượng cát dựa trên tài liệu chứng thực nguồn gốc và chất lượng cát.
- Kiểm tra các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trên công trường do đơn vị xây dựng lập nên.
- Kiểm tra vị trí, toạ độ, cao độ các cọc cát trên công trường.
- Kiểm tra và giám sát trình tự thi công cọc cát: Các sai số về vị trí, về độ thẳng đứng, cao độ mũi cọc, cao độ đỉnh cọc, tốc độ rung xuống, tốc độ rút lên, lượng cát và nước đổ vào trong ống - Tất cả các thông số này phải được ghi nhận vào trong nhật ký thi công cọc cát (Mỗi cọc cát có một hồ sơ nhật ký thi công riêng biệt).
- Trong quá trình thi công ép cọc cát, các giám sát thi công cần thực hiện thẩm tra các chỉ tiêu xây dựng theo chỉ dẫn của thiết kế như sau:
- Báo cáo về kết quả thí nghiệm cát dùng trong thi công bao gồm: Báo cáo phân tích kích cỡ hạt và phụ gia hữu cơ, mỗi đợt thí nghiệm tiến hành trên 100 m3 cát được sử dụng.
- Sai số vị trí (< 10cm)
- Sai số độ dốc (< 50 tính từ quả dọi)
- Độ sâu
- Khối lượng cát sử dụng (tối thiểu 95%)
- Tốc độ kéo của ống sau khi lấp cát vào nhỏ hơn 0,20 m/s
- Trong quá trình rút ống để tránh thất thoát vật liệu thì trong suốt quá trình rút ống luôn rung ống để nén vật liệu bên trong ống. Không cần phải thực hiện công tác thí nghiệm nén riêng rẽ cho từng cọc đã hoàn thành. Thực hiện thí nghiệm bàn tải để hoàn thành công việc.
- Mỗi lớp đường khác nhau (Lớp trên và lớp cát nền) cần thực hiện thí nghiệm bàn tải ít nhất 3 thí nghiệm cho mỗi đoạn đường dài 150m. Thực hiện thêm 3 thí nghiệm nữa cho khu vực đường giao nhau. Vị trí chính xác để làm thí nghiệm sẽ do các kỹ sư giám sát thi công lựa chọn ngẫu nhiên.
- Kiểm soát độ lún công trình: Các điểm đo độ lún cách nhau khoảng 100m. Tại khu vực đường giao thông, độ lún tại các vị trí có cọc cát và không có cọc cát sẽ được kiểm tra tại các điểm giao nhau. Các thiết bị đo đạc quan trắc lún phải được giữ gìn cẩn thận trong suốt quá trình thi công.
- Mỗi lớp đường khác nhau (Lớp trên và lớp cát nền) cần thực hiện thí nghiệm bàn tải ít nhất 3 thí nghiệm cho mỗi đoạn đường dài 150m. Thực hiện thêm 3 thí nghiệm nữa cho khu vực đường giao nhau. Vị trí chính xác để làm thí nghiệm sẽ do các kỹ sư giám sát thi công lựa chọn ngẫu nhiên.
- Kiểm soát độ lún công trình: Các điểm đo độ lún cách nhau khoảng 100m. Tại khu vực đường giao thông, độ lún tại các vị trí có cọc cát và không có cọc cát sẽ được kiểm tra tại các điểm giao nhau. Các thiết bị đo đạc quan trắc lún phải được giữ gìn cẩn thận trong suốt quá trình thi công.
2.3. Kiểm tra và giám sát công tác tự kiểm soát chất lượng của nhà thầu xây dựng
- Kiểm tra và giám sát việc lấy mẫu chất liệu cát và quy trình thí nghiệm theo các tiêu chuẩn hiện hành.
- Kiểm tra và giám sát việc lấy mẫu chất liệu cát và quy trình thí nghiệm theo các tiêu chuẩn hiện hành.
- Kiểm tra và giám sát công tác kiểm tra chất lượng nền công trình của đơn vị thi công sau khi gia cố như nén tĩnh, xuyên tĩnh, xuyên động,… để phục vụ cho giai đoạn nghiệm thu công trình theo các Tiêu chuẩn hiện hành.
2.4. Kiểm tra và giám sát hồ sơ kết quả khảo sát và thủ tục nghiệm thu
- Kiểm tra và giám sát nội dung hồ sơ đảm bảo tính pháp lý về số lượng, chất lượng, quy chuẩn có phù hợp với các quy định hiện hành.
- Tổng hợp khối lượng thực hiện, tiến độ xây dựng của từng bộ phận, hạng mục, giai đoạn xây lắp để tiến hành công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều 18 của Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD.
- Đề nghị Chủ đầu tư cho phép tiến hành thực hiện công tác kiểm định xây dựng khi phát hiện có nghi ngờ về chất lượng xây dựng của đơn vị thi công.
- Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công công trình theo từng hạng mục công việc: Định vị mặt bằng vị trí rung cọc cát, chiều sâu gia cố cọc cát…
- Tập hợp, kiểm tra hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác nghiệm thu trước khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn công việc và nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình. Danh mục hồ sơ, tài liệu nghiệm thu được quy định theo phụ lục 20 của Quyết định 18/2003/QĐ-BXD. Thẩm tra khối lượng công việc đã hoàn thành.
- Lập báo cáo thường kỳ và định kỳ tháng về chất lượng, khối lượng xây dựng và tiến độ thi công trên công trình để báo cáo cho chủ đầu tư.
- Phối hợp với các bên liên quan để giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công như chiều sâu cọc cát từng khu vực khi các chỉ tiêu yêu cầu của tư vấn thiết kế chưa đạt.
- Nếu phát hiện các dấu hiệu sai sót, chất lượng hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng thì báo cáo ngay và đề nghị Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn kiểm định độc lập để tiến hành kiểm tra chất lượng đánh giá để làm cơ sở nghiệm thu công trình.
- Đề xuất các các giải pháp xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng.
- Tổng hợp khối lượng thực hiện, tiến độ xây dựng của từng bộ phận, hạng mục, giai đoạn xây lắp để tiến hành công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều 18 của Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD.
- Đề nghị Chủ đầu tư cho phép tiến hành thực hiện công tác kiểm định xây dựng khi phát hiện có nghi ngờ về chất lượng xây dựng của đơn vị thi công.
- Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công công trình theo từng hạng mục công việc: Định vị mặt bằng vị trí rung cọc cát, chiều sâu gia cố cọc cát…
- Tập hợp, kiểm tra hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác nghiệm thu trước khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn công việc và nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình. Danh mục hồ sơ, tài liệu nghiệm thu được quy định theo phụ lục 20 của Quyết định 18/2003/QĐ-BXD. Thẩm tra khối lượng công việc đã hoàn thành.
- Lập báo cáo thường kỳ và định kỳ tháng về chất lượng, khối lượng xây dựng và tiến độ thi công trên công trình để báo cáo cho chủ đầu tư.
- Phối hợp với các bên liên quan để giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công như chiều sâu cọc cát từng khu vực khi các chỉ tiêu yêu cầu của tư vấn thiết kế chưa đạt.
- Nếu phát hiện các dấu hiệu sai sót, chất lượng hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng thì báo cáo ngay và đề nghị Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn kiểm định độc lập để tiến hành kiểm tra chất lượng đánh giá để làm cơ sở nghiệm thu công trình.
- Đề xuất các các giải pháp xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng.
3. Các tiêu chuẩn xây dựng áp dụng
- Các yêu cầu của Tư vấn thiết kế
- Quy chuẩn xây dựng do Bộ xây dựng ban hành .
- TCVN 5637-1991 : Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.
- TCVN 4055 : 1985 – Tổ chức thi công
- TCVN 4252 : 1988 – Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công.
- TCVN 5308 : 1991 – Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
- TCXD 45: 78. Tiêu chuẩn thiết kế nền và móng
- TCVN 3972: 1995. Công tác trắc địa trong xây dựng cơ bản
- TCVN 4055:1985. Tổ chức thi công
- TCXD 79: 1980. Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng.
- TCVN 4447:1987. Đất xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 4087:1985. Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung
- TCVN 4516:1988. Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCXD 80: 1980. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh.
- TCXD 174: 1987. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng xuyên tĩnh tiêu chuẩn (CPT)
- TCXD 226: 1999. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng xuyên động tiêu chuẩn (SPT)
- TCXD VN 397: 2003. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Tiêu chuẩn công nhận
- TCVN 2683:1991. Đất xây dựng. Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu.
- TCVN 4195-95 đến TCVN 4202-95. Đất xây dựng. Các Phương pháp thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý các mẫu đất trong phòng thí nghiệm.
- Quy chuẩn xây dựng do Bộ xây dựng ban hành .
- TCVN 5637-1991 : Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản.
- TCVN 4055 : 1985 – Tổ chức thi công
- TCVN 4252 : 1988 – Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công.
- TCVN 5308 : 1991 – Quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
- TCXD 45: 78. Tiêu chuẩn thiết kế nền và móng
- TCVN 3972: 1995. Công tác trắc địa trong xây dựng cơ bản
- TCVN 4055:1985. Tổ chức thi công
- TCXD 79: 1980. Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng.
- TCVN 4447:1987. Đất xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCVN 4087:1985. Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung
- TCVN 4516:1988. Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu
- TCXD 80: 1980. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh.
- TCXD 174: 1987. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng xuyên tĩnh tiêu chuẩn (CPT)
- TCXD 226: 1999. Đất xây dựng. Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng xuyên động tiêu chuẩn (SPT)
- TCXD VN 397: 2003. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Tiêu chuẩn công nhận
- TCVN 2683:1991. Đất xây dựng. Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu.
- TCVN 4195-95 đến TCVN 4202-95. Đất xây dựng. Các Phương pháp thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý các mẫu đất trong phòng thí nghiệm.
Ngoài ra để hiểu hơn về công tác giám sát thi công xây dựng khác, các bạn có thể tham khảo thêm tại:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét