Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Quan trắc lún công trình xây dựng là gì?

Quan trắc lún công trình xây dựng là phương pháp cần thiết và rất quan trọng khi công trình xây dựng gặp sự cố lún nền, chuyển dịch quá giới hạn cho phép ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như mức độ an toàn cho người thi công hay trong quá trình sử dụng.

Quan trắc lún công trình xây dựng

Quan trắc lún công trình xây dựng sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây lún, đánh giá mức độ nguy hiểm có thể xảy ra, từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục sự cố đảm bảo chất lượng công trình.

Mục đích của công tác quán trắc lún công trình:

- Kiểm tra, xác định giá trị lún ( Độ lún lệch, tốc độ lún trung bình của công trình) so với các giới hạn lún được tính toán trong thiết kế thi công xây dựng.

- Đánh giá khả năng làm việc hiện tại của nền móng công trình và mức độ hiện trạng sau này khi đưa vào sử dụng.

- Xác định giá trị độ lún, độ chuyển dịch trung bình của công trình có nằm trong giới hạn cho phép đối với các loại công trình và các nền đất xây dựng khác nhau.

Phương pháp quan trắc lún công trình:

- Phương pháp quan trắc lún công trình sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là áp dụng phương pháp đo cao hình học được quy định trong TCXD VN 271:2002.

- Nội dung cơ bản của phương pháp này chính là xác định độ cao các mốc đo lún (được gắn trên các vị trí thích hợp được xác định trong các hạng mục công trình) theo độ cao giả định của hệ thống mốc chuẩn bằng phương pháp thủy chuẩn hình học tia ngắm ngắn.

- Trong quá trình đo đạc cần tuân thủ chặt chẽ các giới hạn sai trong qui phạm qui định đối với thuỷ chuẩn Hạng II Nhà nước với một số chỉ tiêu kĩ thuật chủ yếu như sau:
  • Chiều dài tia ngắm nhỏ hơn 30 mét.
  • Chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia trước và mia sau không được vượt quá 2 mét. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện mặt bằng công trình mà chênh lệch khoảng ngắm có thể lớn hơn; Chênh lệch về chênh cao trên một trạm máy xác định theo thang chính và thang phụ của mia Invar (hoặc theo 2 lần đọc số) không được vượt quá 0.3 mm;
  • Sai số khép vòng f­­h phải thoả mãn: fh ≤ ±0,5x, n số trạm máy.
  • Chu kỳ quan trắc lún công trình: Số chu kỳ quan trắc được xác định phụ thuộc vào đặc điểm công trình, tiến độ xây dựng và đặc điểm về độ lún của công trình. Chu kỳ quan trắc được tính toán để phản ánh đúng thực chất quá trình chịu tải của nền móng và sự ổn định của công trình.
  • Thiết bị quan trắc
Sử dụng máy thủy bình độ chính xác cao NA2 và mia Invar hoặc các máy khác có độ chính xác tương đương (như Ni04, NAK2 hoặc NA03) để quan trắc lún công trình.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét