Đối với bất kỳ 1 công trình xây dựng nào dù là nhà ở hay các dự án lớn chư chung cư cao tầng, căn hộ cao cấp, cầu đường, công trình công cộng,... đều rất cần 1 đơn vị tư vấn giám sát chuyên nghiệp với các kỹ sư tư vấn giám sát xây dựng giàu kinh nghiệm để kiểm tra - giám sát quá trình thi công xây dựng và đảm bảo dự án chạy đúng tiến độ đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật khác.
Đối với 1 công trình xây dựng, người kỹ sư tư vấn giám luôn phải tuân thủ theo 5 nhiệm vụ vô cùng quan trọng sau:
1- Quản lý tiến độ thi công.
- Kiểm tra xác nhận tiến độ thi công chi tiết và tổng thể, điều chỉnh tiến độ thi công cho phù hợp với thực tế.
- Giám sát đảm bảo thi công theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật (thiết kế 1 bước, thiết kế kỹ thuật thi công, thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước). Đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, không gây ô nhiễm môi trường công cộng.
- Giải quyết các sự cố liên quan đến công trình xây dựng (nếu có) đề xuất giải pháp hợp lý, lập lại tiến độ thi công chi tiết và tổng thể nhằm đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ.
- Đảm bảo có báo cáo định kỳ hàng tháng cho Chủ đầu tư theo dõi.
- Đề xuất các giải pháp rút ngắn tiến độ thi công chi tiết và tổng thể trên cơ sở đảm bảo kỹ thuật và chất lượng trong trường hợp có sự cố, điểm nóng, lệnh thay đổi hợp đồng (nếu có). Tư vấn giám sát thi công xây dựng phải lập báo cáo hàng ngày và đề xuất hướng xử lý phù hợp nhằm đảm bảo tiến độ thi công chung.
- Xem xét đề xuất cho chủ đầu tư các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng, vướng mắc giữa các Nhà thầu, đảm bảo thi công liên tục không dứt đoạn.
- Hướng dẫn Nhà thầu, giúp chủ đầu tư trong việc lập hồ sơ hoàn công
- Tham gia và giúp Chủ đầu tư nghiệm thu hoàn công công trình theo Điều 19 của "Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng" (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng).
- Giám sát đảm bảo thi công theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật (thiết kế 1 bước, thiết kế kỹ thuật thi công, thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước). Đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, không gây ô nhiễm môi trường công cộng.
- Giải quyết các sự cố liên quan đến công trình xây dựng (nếu có) đề xuất giải pháp hợp lý, lập lại tiến độ thi công chi tiết và tổng thể nhằm đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ.
- Đảm bảo có báo cáo định kỳ hàng tháng cho Chủ đầu tư theo dõi.
- Đề xuất các giải pháp rút ngắn tiến độ thi công chi tiết và tổng thể trên cơ sở đảm bảo kỹ thuật và chất lượng trong trường hợp có sự cố, điểm nóng, lệnh thay đổi hợp đồng (nếu có). Tư vấn giám sát thi công xây dựng phải lập báo cáo hàng ngày và đề xuất hướng xử lý phù hợp nhằm đảm bảo tiến độ thi công chung.
- Xem xét đề xuất cho chủ đầu tư các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng, vướng mắc giữa các Nhà thầu, đảm bảo thi công liên tục không dứt đoạn.
- Hướng dẫn Nhà thầu, giúp chủ đầu tư trong việc lập hồ sơ hoàn công
- Tham gia và giúp Chủ đầu tư nghiệm thu hoàn công công trình theo Điều 19 của "Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng" (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng).
2- Quản lý chất lượng.
* Kiểm tra và xác nhận mặt bằng thi công, các công tác chuẩn bị thi công như thiết bị, hệ thống mốc định vị, tim, cột, v.v..
* Kiểm tra thiết kế kỹ thuật đã được duyệt và đối chiếu với hiện trường, phát hiện những sai khác giữa thực địa và đồ án thiết kế, đề xuất với Chủ đầu tư các phương án xử lý để giải quyết cho phù hợp.
* Thẩm tra, ký chấp thuận bản vẽ thi công công trình, trình Chủ đầu tư phê duyệt.
* Thẩm tra thiết kế tổ chức thi công, phương án kỹ thuật thi công, kế hoạch tiến độ thi công và đóng góp ý kiến đề xuất.
* Công tác giám sát chất lượng bao gồm:
- Kiểm tra xác nhận nhân lực, vật lực, số lượng, chất lượng máy móc thiết bị thi công của Nhà thầu.
- Kiểm tra chất lượng các nguồn cung cấp, các mỏ vật liệu và có xác nhận bằng văn bản.
- Kiểm tra các biện pháp phòng hộ an toàn lao động, an toàn cho máy móc thiết bị trong biện pháp tổ chức thi công chi tiết của Nhà thầu.
- Cố vấn và trợ giúp chủ đầu tư về việc thành lập phòng thí nghiệm hiện trường để giám sát các quá trình thí nghiệm vật liệu xây dựng.
- Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, xác nhận phòng thí nghiệm hiện trường của Nhà thầu về các mặt như thiết bị thí nghiệm, trình độ và năng lực của thí nghiệm viên, giám định và nghiệm thu kết quả thí nghiệm của Nhà thầu.
- Giám sát công tác xây dựng đúng hồ sơ thiết kế, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình quy phạm, đặc biệt là các công trình ẩn dấu.
- Phát hiện các sai sót, hư hỏng của các bộ phận công trình, báo cáo chủ đầu tư để chủ đầu tư tự trình cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng thi công công trình.
* Nghiệm thu kịp thời những bộ phận công trình đã thi công xong đảm bảo chất lượng.
* Thẩm tra quyết toán công trình.
* Kiểm tra thiết kế kỹ thuật đã được duyệt và đối chiếu với hiện trường, phát hiện những sai khác giữa thực địa và đồ án thiết kế, đề xuất với Chủ đầu tư các phương án xử lý để giải quyết cho phù hợp.
* Thẩm tra, ký chấp thuận bản vẽ thi công công trình, trình Chủ đầu tư phê duyệt.
* Thẩm tra thiết kế tổ chức thi công, phương án kỹ thuật thi công, kế hoạch tiến độ thi công và đóng góp ý kiến đề xuất.
* Công tác giám sát chất lượng bao gồm:
- Kiểm tra xác nhận nhân lực, vật lực, số lượng, chất lượng máy móc thiết bị thi công của Nhà thầu.
- Kiểm tra chất lượng các nguồn cung cấp, các mỏ vật liệu và có xác nhận bằng văn bản.
- Kiểm tra các biện pháp phòng hộ an toàn lao động, an toàn cho máy móc thiết bị trong biện pháp tổ chức thi công chi tiết của Nhà thầu.
- Cố vấn và trợ giúp chủ đầu tư về việc thành lập phòng thí nghiệm hiện trường để giám sát các quá trình thí nghiệm vật liệu xây dựng.
- Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, xác nhận phòng thí nghiệm hiện trường của Nhà thầu về các mặt như thiết bị thí nghiệm, trình độ và năng lực của thí nghiệm viên, giám định và nghiệm thu kết quả thí nghiệm của Nhà thầu.
- Giám sát công tác xây dựng đúng hồ sơ thiết kế, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình quy phạm, đặc biệt là các công trình ẩn dấu.
- Phát hiện các sai sót, hư hỏng của các bộ phận công trình, báo cáo chủ đầu tư để chủ đầu tư tự trình cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng thi công công trình.
* Nghiệm thu kịp thời những bộ phận công trình đã thi công xong đảm bảo chất lượng.
* Thẩm tra quyết toán công trình.
3- Quản lý giá thành công trình.
- Kiểm tra xác nhận những khối lượng đã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, ký xác nhận vào phiếu nghiệm thu khối lượng làm cơ sở cho việc thanh toán.
- Trường hợp khối lượng phát sinh lớn, ngoài đơn thầu, tư vấn giám sát phải kiểm tra thực tế, đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo Chủ đầu tư để Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công, đề xuất các giải pháp nhằm giảm giá thành công trình cho chủ đầu tư.
- Giúp Chủ đầu tư tổng hợp các vấn đề liên quan đến trượt giá để điều chỉnh dự toán.
- Trường hợp khối lượng phát sinh lớn, ngoài đơn thầu, tư vấn giám sát phải kiểm tra thực tế, đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo Chủ đầu tư để Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công, đề xuất các giải pháp nhằm giảm giá thành công trình cho chủ đầu tư.
- Giúp Chủ đầu tư tổng hợp các vấn đề liên quan đến trượt giá để điều chỉnh dự toán.
4- Quan hệ thực hiện dự án:
* Quan hệ giữa tư vấn giám sát với chủ đầu tư là quan hệ hợp đồng
- Hợp đồng tư vấn giám sát phải thể hiện đầy đủ nhiệmvụ, trách nhiệm, quyền hạn của hai bên. Chủ đầu tư có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho Doanh nghiệp xây dựng biết danh sách, chức danh phòng kỹ sư tư vấn giám sát, nội dung giám sát, trách nhiệm và quyền hạn được giao.
- Hợp đồng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Quan hệ giữa tư vấn giám sát và doanh nghiệp xây dựng.
- Mỗi quan hệ có tính hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi bên thực hiện tốt nhiệm vụ chung và nhiệm vụ riêng. Tư vấn giám sát tạo mọi điều kiện để công tác kiểm tra và thu được tiến hành thuận lợi.
Về không gian và thời gian nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Doanh nghiệp xây dựng tạo điều kiện để tư vấn giám sát triển khai thực hiện tốt công tác giám sát thi công và quản lý về chất lượng.
- Doanh nghiệp xây dựng có trách nhiệm thông báo cho tư vấn giám sát biết về thời gian, vị trí, kết quả thi công để tư vấn giám sát có thể triển khai công tác kiểm tra và nghiệm thu kịp thời không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Đối với các hạng mục có công nghệ kỹ thuật phức tạp, trước khi thi công phải có ý kiến thống nhất của tư vấn giám sát trưởng.
- Nếu có tranh chấp bất đồng giữa tư vấn giám sát và Doanh nghiệp xây dựng mà
không tự giải quyết được thì phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
* Quan hệ giữa tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế:
- Tư vấn giám sát kiểm tra phát hiện các sai sót trong hồ sơ thiết kê đã được duyệt và báo cáo chủ đầu tư để Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
- Nếu có sự thay đổi lớn mà sai khác với thiết kế kỹ thuật đã được duyệt. Tư vấn giám sát trao đổi với tư vấn thiết kế và báo cáo với Chủ đầu tư để Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.
* Quan hệ giữa tư vấn giám sát với địa phương.
- Tuân thủ pháp luật Nhà nước.
- Tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của địa phương.
5- Nghiệm thu công trình xây dựng.
Nghiệm thu chất lượng thi công công trình là một quá trình đánh giá xác nhận chất lượng thi công theo thiết kế được duyệt theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được quy định trong hồ sơ thầu và các quy chuẩn hiện hành của Nhà nước.
* Công tác nghiệm thu được thực hiện theo điều 47 Quy chế quản lý đầu tư và XD (ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ) và điều 18 Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng).
Chủ đầu tư ra quyết định tiến hành nghiệm thu, thành phần tham gia gồm có:
- Đại diện Chủ đầu tư.
- Đại diện Doanh nghiệp xây dựng.
- Đại diện tổ chức TVGS thi công xây lắp.
- Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (nếu được chủ đầu tư yêu cầu).
- Đại diện đơn vị quản lý khai thác.
- Đại diện cơ quan giám định chất lượng (theo phân cấp) và có thể mời thêm một số cơ quan liên quan tham dự).
* Để công tác nghiệm thu đạt được kết quả tốt, tư vấn giám sát phải đôn đốc Doanh nghiệp xây dựng một mặt đảm bảo hạng mục thi công đạt yêu cầu về chất lượng, về kỹ thuật, mặt khác Doanh nghiệp xây dựng phải có văn bản chính thức đề nghị nghiệm thu, có báo cáo về quá trình thi công và đánh giá chất lượng thi công của Doanh nghiệp, kèm theo ý kiến nhận xét đánh giá của Tư vấn thiết kế. Báo cáo của tư vấn giám sát là cơ sở quan trọng giúp Chủ đầu tư có nhận xét đánh giá và quyết định nghiệm thu hay không.
* Các công trình không có hình thức nghiệm thu cấp Nhà nước thì chỉ nghiệm thu một cấp do Chủ đầu tư tổ chức, chủ trì theo các bước với hình thức và nội dung nghiệm thu như sau:
Bước 1: Tiến hành nghiệm thu từng lớp, từng đợt thi công những công trình ẩn khuất, những kết cấu chịu lực, từng bộ phận hay từng hạng mục công trình.
* Công tác nghiệm thu được thực hiện theo điều 47 Quy chế quản lý đầu tư và XD (ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ) và điều 18 Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng).
Chủ đầu tư ra quyết định tiến hành nghiệm thu, thành phần tham gia gồm có:
- Đại diện Chủ đầu tư.
- Đại diện Doanh nghiệp xây dựng.
- Đại diện tổ chức TVGS thi công xây lắp.
- Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (nếu được chủ đầu tư yêu cầu).
- Đại diện đơn vị quản lý khai thác.
- Đại diện cơ quan giám định chất lượng (theo phân cấp) và có thể mời thêm một số cơ quan liên quan tham dự).
* Để công tác nghiệm thu đạt được kết quả tốt, tư vấn giám sát phải đôn đốc Doanh nghiệp xây dựng một mặt đảm bảo hạng mục thi công đạt yêu cầu về chất lượng, về kỹ thuật, mặt khác Doanh nghiệp xây dựng phải có văn bản chính thức đề nghị nghiệm thu, có báo cáo về quá trình thi công và đánh giá chất lượng thi công của Doanh nghiệp, kèm theo ý kiến nhận xét đánh giá của Tư vấn thiết kế. Báo cáo của tư vấn giám sát là cơ sở quan trọng giúp Chủ đầu tư có nhận xét đánh giá và quyết định nghiệm thu hay không.
* Các công trình không có hình thức nghiệm thu cấp Nhà nước thì chỉ nghiệm thu một cấp do Chủ đầu tư tổ chức, chủ trì theo các bước với hình thức và nội dung nghiệm thu như sau:
Bước 1: Tiến hành nghiệm thu từng lớp, từng đợt thi công những công trình ẩn khuất, những kết cấu chịu lực, từng bộ phận hay từng hạng mục công trình.
- Công trình ẩn khuất là chỉ các bộ phận trong quá trình thi công mà kết thúc công tác của một trình tự công việc trước, bị trình tự công việc sau lấp kín, không thể tiến hành kiểm tra được. Tư vấn giám sát phải tiến hành kiểm tra kịp thời theo yêu cầu thiết kế, quy trình quy phạm thi công và các dụng cụ thiết bị kiểm tra phù hợp để làm cơ sở cho công tác nghiệm thu.
- Đối với các phần việc công trình quan trọng cũng như các bộ phận hay hạng mục công trình, tư vấn giám sát phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng để nghiệm thu.
- Hình thức: Chủ đầu tư chủ trì, tham gia hội đồng nghiệm thu có đại diện của doanh nghiệp xây dựng, tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát.
- Nội dung: Kiểm tra đối tượng nghiệm thu, các tài liệu, kết quả nghiệm thu đánh giá chất lượng vật liệu và chất lượng thi công, đo đạc kích thước hình học ...
+ Đối với các kết quả thí nghiệm của Doanh nghiệp xây dựng về đánh giá chất lượng của vật liệu cũng như chất lượng thi công, tư vấn giám sát có thể chấp nhận
được nếu có sự theo dõi giám sát liên tục. Trường hợp ngược lại, tư vấn giám sát yêu cầu Doanh nghiệp xây dựng cho kiểm tra, thí nghiệm lại và lấy kết quả đó cho công tác đánh giá nghiệm thu.
+ Với các hạng mục, bộ phận hay công trình ẩn dấu quan trọng chủ đầu tư mời Cục giám định và quản lý chất lượng và quản lý chất lượng công trình giao thông cùng tham gia.
+ Kết quả đánh giá của Hội đồng nghiệm thu được lập thành biên bản theo phụ lục 13, phụ lục 14 của Quyết định 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và làm cơ sở để doanh nghiệp xây dựng triển khai thi công tiếp.
Bước 2: Nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công.
- Khi kết thúc một giai đoạn thi công (như kết thúc giai đoạn làm nền chuyển sang giai đoạn thi công móng mặt đường ...), tư vấn giám sát tiến hành nghiệm thu tổng thể cho cả giai đoạn thi công . Kết quả nghiệm thu này để đánh giá chất lượng thi công của cả giai đoạn và chuyển tiếp sang thi công giai đoạn sau.
- Hình thức: Ngoài bốn thành phần tham gia nghiệm thu (như bước 1) chủ đầu tư mời Cục giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông tham gia.
- Nội dung: Kiểm tra như bước 1, ngoài ra việc kiểm tra là bắt buộc đối với:
+ Kết quả thí nghiệm vật liệu đắp nền, đo đạc theo dõi chất lượng gia cố nếu, kết quả thử cọc.
+ Kết quả thí nghiệm bê tông, thí nghiệm thép, mối hàn, liên kết bu lông và bu lông cường độ cao.
+ Kết quả đo đạc kích thước hình học, hệ tim mốc, sự biến dạng, sự chuyển vị, kết quả thấm (nếu có) ... của kết cấu hoặc bộ phận công trình.
+ Kết quả đo chiều dày và các chỉ tiêu thí nghiệm của các lớp sơn.
+ Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm, vận hành thử ... các thiết bị công nghệ.
+ Đối chiếu các kết quả trên với thiết kế được duyệt, với tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ thầu và các quy trình quy phạm hiện hành.
- Kết quả đánh giá của Hội đồng nghiệm thu được lập thành biên bản theo phụ lục 13 của Quyết định 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và làm cơ sở để Doanh nghiệp xây dựng triển khai thi công giai đoạn tiếp theo.
Bước 3: Nghiệm thu kết thúc, bàn giao đưa công trình vào khai thác và sử dụng.
Để công tác nghiệm thu hoàn công công trình được tốt, tư vấn giám sát lên kế hoạch chi tiết cho người kiểm tra và nghiệm thu. Trên cơ sở đó, Doanh nghiệp xây dựng tổ chức đợt kiểm tra mời đơn vị quản lý khai thác đi kiểm tra hiện trường trước khi nghiệm thu khoảng 02 tháng. Biên bản kiểm tra được lập có ghi đầy đủ những tồn tại, thiếu sót mà doanh nghiệp xây dựng chưa giải quyết hết được. Doanh nghiệp xây dựng có trách nhiệm phải sửa chữa xong ngay theo đúng thiết kế, đơn vị quản lý khai thác sẽ tiến hành phúc tra trước thời gian nghiệm thu là 01 tháng. Kết quả phúc tra này là cơ sở để chủ đầu tư quyết định tiến hành nghiệm thu theo đúng kế hoạch đã định hoặc chậm lại.
-Hình thức: Ngoài 05 thành phần tham gia nghiệm thu (như bước 2) Chủ đầu tư
mời đại diện đơn vị quản lý khai thác tham gia với tư cách là thành viên chính thức.
- Nội dung:
+ Kiểm tra toàn bộ trạng thái công trình xây dựng so với thiết kế được duyệt với tiêu chuẩn kỹ thật trong hồ sơ thầu và các quy trình quy phạm hiện hành.
+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, chạy thử đồng bộ hệ thống thiết bị công nghệ.
+ Kiểm tra kiểm định chất lượng thi công công trình xây dựng, kết quả thử tải công trình (Đối với công trình có yêu cầu thử tải).
+ Kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện pháp lý và kỹ thuật cho phép sử dụng những công trình kỹ thuật ngoài hàng rào (như đầu mối điện, đầu mối nước, giao thông, cáp quang ...).
+ Các tài liệu điều tra và xử lý sự cố xảy ra trong quá trình thi công.
+ Kết quả phúc tra và những tồn tại.
- Đối với những bộ phận hạng mục công trình hoặc công trình có các yêu cầu phòng chống cháy nổ hoặc khi khai thác, sử dụng có tác động xấu đến môi trường và an toàn. Khi nghiệm thu đưa vào sử dụng phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành kỹ thuật của Nhà nước về các yêu cầu nêu trên.
- Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn công công trình "Nội dung, danh mục và một số hướng dẫn lập hồ sơ hoàn công công trình giao thông cầu, đường bộ" (Ban hành theo Quyết định 2578/1998/QĐ-GTVT - CGĐ ngày 19/10/1998 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.
- Trong cả ba bước nghiệm thu này, tư vấn giám sát đóng vai trò quan trọng giúp Chủ đầu tư kiểm tra hiện trường thi công, hồ sơ tài liệu chất lượng thi công (kể cả các tài liệu kiểm định phúc tra hay thử tải ...) Báo cáo của tư vấn giám sát giúp Chủ đầu tư để có nhận xét, đánh giá và quyết định nghiệm thu hay không nghiệm thu.
- Sau khi kiểm tra, nếu công trình xây dựng hoàn thành có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy chuẩn hiện hành của Nhà nước, đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ vệ sinh môi trường, hồ sơ hoàn công đầy đủ, Hội đồng nghiệm thu lập biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng theo phụ lục số 14 của Quyết định 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
- Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng hoàn thành là văn bản pháp lý cho phép Chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn công trình, đồng thời đánh dấu thời điểm bảo hành công trình theo luật định.
- Đối với những công trình quan trọng hoặc có yêu cầu kỹ thuật và công nghệ phức tạp thì Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập "Hội đồng nghiệm thu Nhà nước" trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ xây dựng hoặc Bộ trưởng các Bộ có dự án để kiểm tra xem xét công tác nghiệm thu của Chủ đầu tư (Điều 18, 19 Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành theo Quyết định số 18/2003/QĐ- BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng).
Trong trường hợp này, Chủ đầu tư có quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu - được gọi là "Hội đồng nghiệm thu cơ sở" làm tư vấn cho Chủ đầu tư trong công tác nghiệm thu và có trách nhiệm giúp Hội đồng nghiệm thu Nhà nước tổ chức thực hiện công tác nghiệm thu.
Hội đồng nghiệm thu cơ sở có trách nhiệm nghiệm thu công tác xây lắp từng đợt, từng lớp, các kết cấu xây dựng, các hạng mục công trình ẩn dấu, nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công, nghiệm thu hoàn thành công trình (như đã nêu ở trên).
Khi tiến hành nghiệm thu hoàn thành công trình, Chủ đầu tư mời đại diện của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước tham dự để chứng kiến, lập biên bản nghiẹm thu theo phụ lục 18 của quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng).
Trên cơ sở biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu cơ sở, Chủ đầu tư lập báo cáo và bằng văn bản chính thức đề nghị Hội đồng nghiệm thu Nhà nước kiểm tra và tổ chức nghiệm thu (phụ lục 21). Biên bản nghiệm thu công trình đã hoàn thành của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước được lập theo phụ lục số 18 của Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng (ban hành theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét