Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Quy trình giám sát thi công xây lắp hiện trường

Chào các bạn! Trong bài viết hôm nay mình xin được chia sẻ đến các bạn chùm bài viết mô tả giới thiệu về Quy trình giám sát thi công xây lắp tại hiện trường.

Mở đầu chuỗi bài viết này là giới thiệu chung về căn cứ thực hiện - các công tác quan trọng cần chuẩn bị tại văn phòng và hiện trường xây dựng. Hi vọng các bạn sẽ có được nhiều thông tin cùng kiến thức hữu ích thông qua chuỗi bài viết về Quy trình giám sát thi công xây lắp tại hiện trường sau nhé.

I- Căn cứ thực hiện giám sát xây lắp


- Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ giám  sát thi công giữa Chủ đầu tư và Công ty (Đơn vị giám sát) đã ký kết trong hợp đồng.

- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế công trình: Nền đường, mặt đường, cầu, cống thoát nước của hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công (thiết kế một bước), hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế hai bước).
- Căn cứ vào các quy trình, quy phạm hiện hành mà dự án áp dụng.

- Căn cứ vào thực tế tại hiện trường  tuyến đường đi qua.

II- Công tác chuẩn bị

1- Công tác văn phòng.

a- Làm việc với Chủ đầu tư:

* Đề nghị Chủ đầu tư cung cấp các hồ sơ tài liệu:

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm các tài liệu sau:

+ Tập bản vẽ: Bình đồ, trắc dọc.

+ Tập bản vẽ: Trắc ngang.

+ Tập bản vẽ công trình.

+ Tập thuyết minh thiết kế.

+ Tập hồ sơ địa chất, thuỷ văn.

+ Tập bản vẽ phạm vi mặt bằng xây dựng.

+ Tập hồ sơ tính toán chi tiết và tổng hợp khối lượng công trình.

+ Tập thuyết minh dự toán công trình.

Các hồ sơ tài liệu này đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hồ sơ trúng thầu bao gồm các tài liệu sau (Tài liệu này được Nhà thầu nộp cho
Chủ đầu tư sau khi chủ đầu tư tuyên bố trúng thầu):

+ Thuyết minh tổ chức thi công chi tiết và tổ chức thi công tổng thể của gói thầu
(Biện pháp thi công, danh sách các thiết bị máy móc, danh sách nhân lực, biểu đồ tiến
độ thi công) để thi công các hạng mục công trình trong phạm vi gói thầu.

+ Khối lượng xây dựng các hạng mục công trình.

+ Dự toán công trình (Toàn bộ các hạng mục công trình thanh toán sau khi Nhà
thầu có thư giảm giá (nếu có) để làm cơ sở xác nhận khối lượng thanh toán).

* Đề nghị Chủ đầu tư phê duyệt các văn bản của tư vấn giám sát về quản lý và

điều hành dự án.

- Nhật ký thi công.

- Các biên bản kiểm tra và nghiệm thu cơ sở.

- Các biên bản kiểm tra và nghiệm thu xây lắp hoàn thành, biên bản nghiệm thu công trình xây lắp đã hoàn thành.
- Các văn bản của Tư vấn giám sát gửi Nhà thầu.

+ Thông báo của văn phòng tư vấn giám sát.

+ Chỉ thị hiện trường.

+ Lệnh tạm ngừng thi công.

+ Lệnh thi công trở lại.

- Báo cáo định kỳ của tư vấn giám sát với Chủ đầu tư.

b- Thành lập văn phòng tư vấn giám sát:

Sau khi nhận toàn bộ các hồ sơ tài liệu có liên quan đến việc  quản lý và điều hành dự án. Công ty ra quyết định thành lập văn phòng Tư vấn giám sát dự án.

* Mô hình văn phòng Tư vấn giám sát: Tuỳ thuộc vào từng dự án mà lập lên mô hình tổ chức thực hiện.

 

2- Công tác hiện trường.

a- Làm việc với CĐT  và các nhà thầu xây lắp:

- Tiếp nhận tuyến từ Chủ đầu tư giao cho Tư vấn giám sát và nhà thầu.

- Họp hiện trường thành phần gồm có đại diện các bên : Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư (nếu cần), các Nhà thầu xây lắp). Ra thông báo số 01/TVGS bao gồm những nội dung cơ bản.

- Cam kết  của các Nhà thầu  xây  lắp  về  những nội dung trong thông báo  số
01/TVGS.

- Nghiên cứu các hồ sơ tài liệu của dự án.

b- Giám sát, kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu thi công xây lắp thực hiện.

- Kiểm tra công tác mặt bằng thi công của Nhà thầu: Dọn dẹp phần đất để  xây dựng đường, xây dựng các xí nghiệp và cơ sở sản xuất, chặt cây đánh gốc, di chuyển các công trình kiến trúc cũ, di chuyển mồ mả ra khỏi phạm vi mặt bằng thi công.

- Kiểm tra công tác xây dựng các xí nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị, làm các kho bãi vật liệu.

- Kiểm tra công tác xây dựng nhà ở, nhà làm việc cá loại phòng thí nghiệm hiện trường.

- Kiểm tra công tác chuẩn bị xe máy thi công và vận chuyển xưởng  sửa chữa xe
máy.

- Kiểm tra công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ thi công và cơ khí.

- Kiểm tra công tác  khảo sát  lại  tuyến:  Lập bản vẽ thi công (nếu  thiết  kế hai
bước), khôi phục tuyến (nếu thiết kế một bước).

- Kiểm tra quá trình thực hiện của Nhà thầu theo các nội dung đã cam kết trong biên bản hiện trường.

c- Song song với các công việc trên, kỹ sư giám sát hiện trường cần phải kiểm tra công việc cụ thể sau:

+ Kiểm ra và phê duyệt trang thiết bị của phòng thí nghiệm và đội ngũ nhân viên kỹ thuật của Nhà thầu.

+ Kiểm tra thí nghiệm và phê duyệt các cơ sở khai thác hoặc cung cấp vật liệu xây dựng của Nhà thầu.

+ Kiểm tra và phê duyệt kết quả thí nghiệm và kết quả thiết kế thành phần các hỗn hợp vật liệu của Nhà thầu (bê tông nhựa, bê tông xi măng, vữa xây, ...).

+ Chỉ dẫn do Nhà thầu hệ thống mốc định vị và mốc cao độ (Nếu được Chủ đầu tư giao mặt bằng). Kiểm tra các số liệu đo đạc và công tác khôi phục tuyến, lên ga, phóng tuyến, làm đường tạm, ... của Nhà thầu.

+ Thẩm tra, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công chi tiết và giải pháp thi công của Nhà thầu. Kiểm tra và phê duyệt các kết quả thi công thí điểm từng hạng mục công trình theo quy định. Về vấn đề này thì Kỹ sư tư vấn giám sát hiện trường  phải thường xuyên theo dõi công việc thực hiện của các Nhà thầu. Sau khi có kết quả thì báo cáo với Kỹ sư trưởng để Kỹ sư trưởng  tư vấn giám sát thẩm tra phê duyệt hồ sơ bản vẽ thi công hoặc hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.

+ Giải thích rõ các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong hợp đồng thầu cho Nhà thầu.

+ Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn thi công, bảo vệ công trình, bảo vệ
môi trường  của Nhà thầu.

+ Kiểm tra việc lập kế hoạch và tiến độ thi công của Nhà thầu.

+ Trong quá trình giám sát hiện trường nếu có vấn đề gì sai khác giữa hồ sơ thiết kế so với thực địa thì Kỹ sư tư vấn giám sát phải báo cáo ngay với Kỹ sư trưởng tư vấn giám sát, để Kỹ sư trưởng  tư vấn giám sát giải quyết.

Bài viết sẽ được tiếp tục cập nhật. Các bạn vui lòng đón xem tiếp vào ngày mai nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét