Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Giám sát thi công và nghiệm thu chất lượng công trình

Giám sát thi công và nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng là công tác rất quan trọng và tối cần thiết nhằm đảm bảo công trình được xây dựng và thiết kế đúng như trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất và độ bền của công trình trong quá trình sử dụng sau này.

Công tác giám sát thi công nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng bao gồm các bước sau: kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị sử dụng và tổ chức các bước nghiệm thu xây dựng.

Công tác giám sát thi công nghiệm thu công trình

1. Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị:

a. Kiểm tra hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị:

- Trước khi tiến hành công tác xây lắp, nhà thầu phải trình cho chủ đầu tư và người tư vấn giám sát thi công các hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị sẽ đưa vào công trình để chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát kiểm tra sự phù hợp của từng loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị so hồ sơ thiết kế và hợp đồng đã ký kết.

- Hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị gồm:

+ Chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng.

+ Chứng chỉ xác nhận chủng loại và tiêu chuẩn kỹ thuật của vật liệ, cấu kiện, thiết bị do nhà sản xuất cung cấp.

+ Chứng nhận thí nghiệm vật liệu xây dựng nếu cần thiết.

b. Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào công trường:

Các nguyên vật liệu xây dựng, thiiết bị sử dụng hay kết cấu công trình trước khi đưa vào công trường đều phải được kiểm tra về chủng loại, quy cách, xuất xứ theo hồ sơ chất lượng đã được chủ đầu tư chấp thuận.

Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản có xác nhận của chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu xây dựng.

2. Các bước nghiệm thu công trình xây dựng:
 
Nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng (công tác đất, cốp pha, cốt thép, bê tông, khối xây, cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị và chạy thử không tải); tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện theo quy định.

- Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.

- Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.

- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, kết cấu, bộ phận công trình, máy móc thiết bị, trong đó công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:

+ Kết quả thử nghiệm chất lượng về biện pháp gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng

+ Kết quả thí nghiệm đất (đá) đắp.

+ Kết quả thí nghiệm bê tông, cốt thép, kết cấu thép.

+ Kết quả thí nghiệm liên kết hàn, bu lông cường độ cao của kết cấu thép.

+ Kết quả kiểm tra ứng suất, biến dạng của cốt thép ứng suất trước.

+ Kết quả thử nghiệm kết cấu (nếu có): vì kèo thép, kết cấu chịu lực…

+ Kết quả kiểm tra khối lượng của kết cấu, bộ phận hoặc công trình.

- Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.

- Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây dựng; lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.

Từ các cơ sở nêu trên, lập biên bản nghiệm thu (kèm theo bản vẽ hoàn công) theo mẫu tại Phụ lục số 4A, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung quy trình công tác Giám sát thi công và nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng, hi vọng các bạn đã có những thông tin vô cùng hữu ích hỗ trợ cho quá trình công tác chuyên môn của mình nhé.
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét