Khi một công trình xây dựng đã được đưa ra đấu thầu để thi công, các thủ tục trong tiến trình xây dựng đã hoàn tất, ta cần thống nhất một số thuật ngữ và một số khái niệm chuyên môn theo thông lệ, theo thông lệ Quốc tế, nhất là công tác Tư vấn Giám sát Thi Công Xây dựng Công trình. Những định nghĩa khái niệm sau đấy được trích từ các dự án đấu thầu Quốc tế đã hoạt động trên đất nước ta từ 1990 đến nay.
I. Một số định nghĩa
1) Tư vấn trưởng và Đại diện tư vấn:
- “Tư Vấn Trưởng- Engineer- Công Trình Sư -” là người được Chủ đầu tư chỉ định để hoạt động như một “Engineer – Công Trình Sư” phục vụ cho mục đích của “Hợp đồng Xây dựng”.
- “Đại diện Tư vấn - Engineer’s Representative” là người do Tư vấn trưởng đề nghị làm đại diện cho mình, chịu trách nhiệm trước Tư vấn trưởng để thực hiện những nhiệm vụ chuyên ngành được giao và thực thi các quyền hạn trước nhóm chuyên môn đó.
2) Chức trách và quyền hạn của Tư vấn trưởng
I. Một số định nghĩa
- Chủ đầu tư - Ban quản lý Dự án (Employer) là Chủ dự án hoặc là người đại diện hợp pháp hoặc là người kế nhiệm hợp pháp, nhưng không phải là người được ủy quyền.
- Nhà thầu (Contractor) là người tham dự thầu thắng đã được Chủ đầu tư chấp nhận và nngười kế nhiệm hợp pháp dưới danh nghĩa Nhà thầu, nhưng không phải là người được ủy nhiệm.
- Nhà thầu phụ (Subcontractor) là bất kỳ người nào ký hợp đồng một phần công việc với Nhà thầu chính, hoặc bất kỳ nười nào mà một phần công việc được hợp đồng theo yêu cầu của Tư vấn và người kế nhiệm hợp pháp, nhưng khồng phải là người được ủy nhiệm.
- Tư vấn trưởng (Engineer) là người được Chủ đầu tư đề nghị để hoạt động như “Công trình sư" thực thi các mục tiêu và yêu cầu ghi trong Hợp đồng xây dựng (và theo đồ án thiết kế). Nước ngoài vẫn gọi chức danh này là “Công trình sư” hay “Tổng Công trình sư”. Việt nam quen gọi là “Tư vấn trưởng” hay “Tư vấn”.
- Hợp đồng (Contract) là các Điều kiện, các Chỉ dẫn, các Bản vẽ, các Bảng đơn giá, bản Dự Thầu, văn bản Chấp nhận thầu, bản Thỏa thuận hợp đồng và các tài liệu khác liên quan.
- Chỉ dẫn kỹ thuật (Specifications) là các chỉ dẫn các làm và điều kiện cho các công việc kể cả trong Hợp đồng và bất kỳ sự thay đổi hay phụ thêm nào vào trong này kể cả các mục do Nhà thầu đệ trình và được Tư vấn chấp nhận.
- Bản vẽ (Drawing) là các bản vẽ thiết kế, các bảng tính và các thông báo kỹ thuật cùng dạng của Tư vấn trao cho Nhà thầu theo Hợp đồng và tất cả các bản vẽ. Bảng tính, các mẫu hình, các đồ hình, sách chỉ dẫn cách làm và bảo dưỡng hoặc các thông tin kỹ thuật cùng dạng mà Nhà thầu đệ trình được Tư vấn chấp nhận.
- Bảng giá (Bill of Quantities) là bảng đơn giá và toàn bộ bảng giá như một phần của Bản dự thầu.
- Bản dự thầu (Bid) là bảng giá dự thầu mà nộp cho Chủ đầu tư để thựuc hiện và hoàn thiện công trình, và sửa chữa bất kỳ sự hư hỏng nào đã đề cập trong các điều khoản của Hợp đồng, như đã chấp thuận trong văn bản “Chấp nhận thầu”.
- Thỏa thuận hợp đồng (Contract Agreement) là các điều khoản thỏa thuận trong một hợp đồngkinh tế.
- Thử nghiệm hoàn thiện (Test on Completion) là tất cả các loại thí nghiệm của Nhà thầu hoặc bất kỳ ai được Tư vấn và Nhà thầu chấp thuận, do Nhà thầu thực hiện trước khi một công trình, một hạng mục công trình hay một phần được bàn giao cho Chủ đầu tư.
Như thế ta có thể hình dung quy trình triển khai một công trình xây dựng khái quát trong sơ đồ sau:
II. Một số khái niệm – Chức trách quyền hạn
1) Tư vấn trưởng và Đại diện tư vấn:
- “Tư Vấn Trưởng- Engineer- Công Trình Sư -” là người được Chủ đầu tư chỉ định để hoạt động như một “Engineer – Công Trình Sư” phục vụ cho mục đích của “Hợp đồng Xây dựng”.
- “Đại diện Tư vấn - Engineer’s Representative” là người do Tư vấn trưởng đề nghị làm đại diện cho mình, chịu trách nhiệm trước Tư vấn trưởng để thực hiện những nhiệm vụ chuyên ngành được giao và thực thi các quyền hạn trước nhóm chuyên môn đó.
2) Chức trách và quyền hạn của Tư vấn trưởng
(a) Tư vấn trưởng thực hiện các chức trách được nêu trong Hợp đồng.
(b) Tư vấn trưởng có thể thực thi các quyền hạn được nêu trong hợp đồng, song cần được sự chấp thuận của Chủ đầu tư trước khi thực thi các quyền hạn đó. Cũng cần hiểu rằng, bất kỳ yêu cầu nào đã được chấp thuận thì các quyền hạn do Tư vấn trưởng thực thi đều được xem là quyết định của Chủ đầu tư.
(c) Ngoài trừ đã công bố trong Hợp đồng, Tư vấn trưởng không có quyền làm cho giảm nhẹ các điều kiện bắt buộc với “Nhà thầu” trong hợp đồng.
(d) Quyền hạn Tư vấn trưởng với các Nhóm tư vấn nghiệp vụ: Trong từng khoảng thời gian và theo yêu cầu công việc, Tư vấn trưởng sẽ lập các “Nhóm tư vấn nghiệp vụ” như là đại diện cho mình để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và thực thi các quyền hạn được trao. Từng nhóm này này gọi là Đại diện Tư vấn - Engineer’s Representative. Tư vấn trưởng cũng có thể gẩi tán Nhóm tư vấn nghiệp vụ này bất kỳ khi nào nhiệm vụ đã hết. Việc lập hoặc gải tán các “Nhóm tư vấn nghiệp vụ” này được thực hiện bằng văn bản và chỉ có giá trị khi văn bản đó đã được gửi đến Chủ đầu tư và Nhà thầu.
(e) Bất kỳ thông báo nào do “Đại diện Tư vấn” đến Nhà thầu nhân danh “Nhóm tư vấn nghiệp vụ” đều có hiệu lực như Tư vấn trưởng đưa ra, dưới dạng sau:
+ Bất kỳ sự thiếu sót của Tư vấn đại diện do không chấp nhận một công việc việc, một loại vật liệu hoặc máy móc thì không ảnh hưởng đến Tư vấn trưởng tiếp tục không chấp nhận công việc, vật liệu hoặc máy móc đó và đưa ra hướng dẫn cho việc sửa chữa.
+ Nếu Nhà thầu chất vấn bất kỳ một thông báo nào đó được đưa ra từ Đại diện Tư vấn thì Đại diện Tư vấn đệ trình vấn đề đó lên Tư cấn trưởng để có thể được khẳng định, bác bỏ hoặc thay đổi nội dung của thông báo đó.
(f) Trợ lý tư vấn
- Tư vấn trưởng hay Tư vấn đại diện có thể đề nghị một số thành viên làm trợ lý cho công việc của Tư vấn đại diện trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Khi đó phải thông báo đến Nhà thầu họ tên, nhiệm vụ, khối lượng công việc và quyền hạn của các thành viên đó.
- Các Trợ lý viên này không có quyền hạn tự ý đưa ra bất kỳ chỉ dẫn kỹ thuật nào, và bất kỳ chỉ dẫn nào trong số họ đưa ra với mục đích được hiểu là do Tư vấn đại diện đưa ra.
(g) Năng lực Tư vấn bảo đảm giá thành và tiến độ:
- Theo quan điểm của Tư vấn trưởng, nếu như một số công việc nào đó cần được thay đổi trong tổngthể công việc, hoặc một phần công việc, mà tiến độ hoặc giá thành trong hợp đồngxem ra là không phù hợp hoặc thông thể áp dụng, do nguyên nhân của sự thay đổi đó. Sau đố, dựa theo tư vấn của Tư vấn trưởng với Chủ đầu tư và Nhà thầu, một giá thành hoặc tiến độ hợp lý sẽ được thống nhất giữa Tư vấn, Chủ đầu tư và Nhà thầu.
Trường hợp không được nhất trí thì Tư vấn trưởng sẽ ấn định một đơn giá hoặc tiến độ mà theo Tư vấn là phù hợp và sẽ thông báo cho Nhà thầu biết và một bản trình Chủ đầu tư. Cho đến khi đơn giá hoặc tiến độ được nhất trí hoặc được ấn định, Tư vấn trưởng sẽ xác định một tiến độ hoặc đơn giá tạm thời làm cơ sở cho thanh toán.
- Trường hợp những công việc đã được chỉ dẫn phải đổi không, như đã nêu trên, mà chưa việc nào được thực hiện trong vòng 14, ngày tính từ ngày đưa ra chỉ dẫn, trước khi bắt đầu công việc thay đổi đó cần có thông báo đến:
+ Từ Nhá thầu gửi đến Tư vấn với ý định khiếu nại về vượt dự toán hoặc thay đổi tiến độ hoặc đơn giá.
+ Từ Tư vấn trưởng đến Nhà thầu với ý định thay đổi tiến độ hoặc giá thành.
Tham khảo thêm:
Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát công trình
Công tác Tư vấn Giám sát Khảo sát xây dựng
Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát công trình
Công tác Tư vấn Giám sát Khảo sát xây dựng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét