Nội dung công tác thẩm tra thiết kế, thẩm định và phê duyệt thiết kế khi sửa chữa, cải tạo công trình và thay đổi thiết kế xây dựng công trình được Bộ Xây Dựng và nội dung công tác được thực hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.1. Thẩm tra thiết kế, thẩm định và phê duyệt thiết kế khi thay đổi thiết kế xây dựng công trình
Thiết kế xây dựng công trình khi điều chỉnh thiết kế do thay đổi về: Địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu chính của kết cấu chịu lực chính, biện pháp tổ chức thi công làm ảnh hưởng tới an toàn chịu lực của công trình thì phải tổ chức thẩm tra, thẩm định và phê duyệt lại thiết kế hạng mục thay đổi hoặc toàn bộ công trình (nếu thay đổi làm ảnh hưởng đến an toàn công trình) theo các quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Thiết kế xây dựng công trình khi điều chỉnh thiết kế do thay đổi về: Địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu chính của kết cấu chịu lực chính, biện pháp tổ chức thi công làm ảnh hưởng tới an toàn chịu lực của công trình thì phải tổ chức thẩm tra, thẩm định và phê duyệt lại thiết kế hạng mục thay đổi hoặc toàn bộ công trình (nếu thay đổi làm ảnh hưởng đến an toàn công trình) theo các quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Đối với các công trình sửa chữa, cải tạo nếu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng và có các nội dung thay đổi nêu tại Khoản 1 của Điều này thì phải thực hiện thẩm tra thiết kế, thẩm định và phê duyệt thiết kế theo quy định của Thông tư này.
Hồ sơ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
1. Đối với công trình quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này:
a) Tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Phụ lục số 1 của Thông tư này;
b) Quyết định phê duyệt dựán đầu tưxây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình (bản chính hoặc bản sao có dấu của chủ đầu tư); hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng hoặc nhiệm vụthiết kế đã được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);
c) Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về các nội dung đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định số15/2013/NĐ-CP; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm theo có xác nhận ký và đóng dấu của chủ đầu tư;
d) Các hồ sơ khảo sát xây dựng có liên quan đến các bản vẽ và thuyết minh thiết kế theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của chủ đầu tư);
đ) Các bản vẽ và thuyết minh thiết kế theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này (bản chính);
e) Dự toán xây dựng công trình (bản chính) đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Đối với công trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này:
Bao gồm các nội dung được quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này và các hồ sơ liên quan khác theo yêu cầu của tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế.
3. Phần thuyết minh thiết kế(bản chính):
a) Căn cứ để lập thiết kế:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình, bao gồm cả danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng; hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước.
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, khảo sát xây dựng phục vụ cho thiết kế;
- Hồ sơ đánh giá hiện trạng chất lượng công trình (đối với công trình sửa chữa, cải tạo).
b) Thuyết minh thiết kế xây dựng:
- Giải pháp thiết kế kèm theo các số liệu kết quả tính toán dùng để thiết kế:
Biện pháp gia cố hoặc xử lý nền - móng, thiết kế kết cấu chịu lực chính của công trình, an toàn phòng chống cháy nổ và thoát hiểm, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹthuật,...;
- Chỉ dẫn kỹ thuật xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II.
4. Phần bản vẽ (bản chính):
a) Mặt bằng hiện trạng và vị trí hướng tuyến công trình trên quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt;
b) Tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích xây dựng, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng,...);
c) Thiết kế công trình: Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của các hạng mục và toàn bộ công trình; các bản vẽ thiết kế công nghệ, thiết kế biện pháp thi công có liên quan đến thiết kế xây dựng;
d) Gia cố hoặc xử lý nền - móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật,...;
đ) Thiết kế chi tiết các liên kết chính, liên kết quan trọng của kết cấu chịu lực chính và các cấu tạo bắt buộc (cấu tạo để an toàn khi sử dụng - vận hành - khai thác, cấu tạo để kháng chấn, cấu tạo để chống ăn mòn, xâm thực);
e) Thiết kế phòng chống cháy nổ, thoát hiểm đã được cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt (nếu có).
5. Đối với công trình được quy định tại Khoản 2 Điều 3, chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về xây dựng được quy định tại Điều 5 Thông tư này để thẩm tra trước khi phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
Trên đây là toàn bộ quy trình công tác thẩm tra thiết kế sửa chữa cải tạo và điều chỉnh bản vẽ thiết kế thi công và Hồ sơ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Tham khảo thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét