Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là công tác rất quan trọng và cần thiết đối với các công trình đã qua thời gian sử dụng dài, nay chủ đầu tư muốn thực hiện công tác cải tạo nâng cấp, thay đổi công năng công trình để phục vụ cho các mục đích cơ bản như: Nâng tầng; cải tạo sửa chữa; biến nhà ở thành khách sạn, công ty, nhà hàng...

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng
Kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng sẽ giúp cho chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về hiện trạng công trình của mình, và cần thực hiện các biện pháp gì để đảm bảo an toàn chất lượng công trình trong quá trình nâng cấp.

Vậy khi triển khai thực hiện thì quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng như thế nào? Và thực hiện ra sao để đảm bảo cho công trình cũng như môi trường xung quanh?

Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng:

1. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng:

- Thực hiện công tác khảo sát hiện trạng công trình hiện tại.

- Kiểm tra và đánh giá kết cấu công trình hiện tại.

- Sử dụng phương pháp khoan, đục, đo trực tiếp bằng thước sắt và thước kẹp chiều dày lớp bê tông bảo vệ công trình.

- Khảo sát đánh giá mức độ chịu lực của bê tông bằng phương pháp bắn súng bật nẩy, khoan lấy mẫu bê tông và thực hiện thí nghiệm nén vật liệu xây dựng.

- Kiểm tra kết cấu toàn bộ công trình sau khi thực hiện quá trình nâng cấp.

2. Kiểm định chất lượng hiện trạng công trình xung quanh:

- Đây là quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng rất quan trọng và bạn không nên bỏ qua, nhằm tránh khi thực hiện công tác nâng cấp công trình không khảo sát và kiểm định công trình xung quanh kỹ sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng các công trình lân cận dẫn đến tranh chấp , kiện tụng không đáng có.

Quy trình kiểm định công trình xây dựng lân cận:

Phương pháp:

- Khảo sát hiện trạng toàn bộ các công trình lân cận xung quanh công trình cần nâng cấp.

- Sử dụng máy thuỷ chuẩn để đo cao độ các nền nhà lân cận, độ nghiêng.

- Chụp hình và quay phim lại toàn bộ hiện trạng các công trình xung quanh bằng máy chụp hình và quay phim có độ phân giải tốt.

Nội dung thực hiện:

+ Thiết lập bản vẽ hiện trạng các công trình xung quanh (Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt).

+ Khảo sát và mô tả kiến trúc, kết cấu hiện trạng các công trình xung quanh.

+ Quan sát hiện trạng:  Quan trắc lún, nứt, thấm của các công trình.

+ Chụp hình, kết hợp với quay phim hiện trạng của các công trình.

+ Lập biên bản mô tả hiện trạng công trình với sự chứng kiến và ký các nhận của Chủ đầu tư, các chủ công trình xung quanh và đại diện tổ dân phố.

+ Lập báo cáo kiểm định hiện trạng các công trình xung quanh trước khi thi công xây dựng công trình.

Ngoài ra song song đó đơn vị tư vấn giám sát thi công nên cẩn thận quan trắc theo dõi độ lún, nghiêng các nhà lân cận theo chu kỳ trong suốt quá trình thi công công trình, đồng thời lập báo cáo sau mỗi lần quan trắc.

Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng trên đây cần được nghiêm túc thực hiện để tránh sau này xảy ra tranh chấp sẽ khiến chủ đầu tiên tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét