Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Công tác quan trắc lún công trình đo độ chuyển dịch

Công tác quan trắc lún công trình và đo chuyển dịch nền móng công trình được triển khai tiến hành trong quá trình thi công xây dựng và sử dụng công trình cho đến khi công trình đạt được mức độ ổn định về tốc độ lún và chuyển dịch trong giới hạn cho phép. 

Quan trắc lún công trình xây dựng
Việc quan trắc lún và đo chuyển dịch trong thời gian sử dụng công trình còn được tiến hành khi phát hiện thấy công trình xuất hiện các vết nứt lớn hoặc có sự thay đổi rõ nét về điều kiện làm việc của nhà và công trình.

Những quy định chung về quan trắc lún công trình và đo chuyển dịch:

Việc quan trắc đo độ lún công trình, đo chuyển dịch nền nhà và công trình, cần được tiến hành theo một chương trình cụ thể nhằm các mục đích sau:

- Xác định các giá trị độ lún, độ chuyển dịch tuyệt đối và tương đối của nền nhà và công trình so với các giá trị tính toán theo thiết kế của chúng;

- Cung cấp thông tin nhằm tìm ra những nguyên nhân gây lún, chuyển dịch và mức độ nguy hiểm của chúng đối với quá trình làm việc bình thường của nhà và công trình, trên cơ sơ đó đơn vị thiết kế đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra;

- Cung cấp số liệu để xác định các thông số đặc trưng cần thiết về độ ổn định của nền và công trình;

- Làm chính xác thêm các số liệu đặc trưng cho tính chất cơ lý của nền đất;

- Dùng làm số liệu kiểm tra các phương pháp tính toán, xác định các giá trị độ lún, độ chuyển dịch giới hạn cho phép đối với các loại nền đất và các công trình khác nhau.

Trong quá trình đo chuyển dịch nhà và công trình cần phải xác định độc lập hoặc đồng thời các đại lượng sau:

- Chuyển dịch thẳng đứng: độ lún, độ võng, độ trồi;

- Chuyển dịch ngang: độ chuyển dịch;

- Độ nghiêng;

- Vết nứt.

Quan trắc lún công trình: Quy trình thực hiện

- Lập đề cương hoặc phương án kỹ thuật của công tác quan trắc lún công trình;

- Lựa chọn thiết kế cấu tạo các loại mốc chuẩn và mốc quan trắc;

- Phân bố vị trí đặt mốc cơ sơ mặt bằng và độ cao;

- Gắn các mốc đo lún và đo chuyển dịch cho nhà và công trình;

- Sử dụng máy đo các giá trị độ lún, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng;

- Tính toán xử lý số liệu và phân tích kết quả đo.

+ Các phương pháp quan trắc lún công trình, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng nêu trong đề cương hoặc phương án kỹ thuật, được chọn tùy thuộc vào yêu cầu độ chính xác của phép đo, đặc điểm cấu tạo của móng, đặc điểm về địa chất công trình, địa chất thủy văn của đất nền, khả năng ứng dụng và hiệu quả kinh tế của phương pháp.
Bảng 5 - Sai số cho phép đo chuyển dịch ngang đối với các giai đoạn xây dựng và sử dụng công trình                                                                                         Đơn vị tính bằng milimét
Giá trị tính toán độ lún và độ chuyển dịch ngang dự tính theo thiết kế
Giai đoạn xây dựng
Giai đoạn sử dụng công trình
Loại đất nền
Loại đất nền
Cát
Đất sét
Cát
Đất sét
Nhỏ hơn 50
1
1
1
1
50 đến dưới 100
2
1
1
1
100 đến dưới 250
5
2
1
2
250 đến dưới 500
10
5
2
5
Lớn hơn 500
15
10
5
10
Bảng 6 - Sai số giới hạn đo chuyển dịch và độ chính xác của các cấp đo  
                                                                                Đơn vị tính bằng milimét
Độ chính xác của các cấp đo
Sai số giới hạn đo chuyển dịch
Độ lún
Độ chuyển dịch ngang
1
1
2
2
2
5
3
3
10
CHÚ THÍCH:
- Cấp 1: Đo độ lún và độ chuyển dịch ngang của nhà và công trình được xây dựng trên nền đất cứng và nửa cứng, thời gian sử dụng trên 50 năm, các công trình quan trọng, các công trình có ý nghĩa đặc biệt.
- Cấp 2: Đo độ lún và độ chuyển dịch ngang của nhà và công trình được xây dựng trên nền cát, đất sét và trên nền đất có tính biến dạng cao, các công trình được đo để xác định nguyên nhân hư hỏng.
- Cấp 3: Đo độ lún và độ chuyển dịch ngang của nhà và công trình được xây dựng trên nền đất đắp, nền đất yếu và trên nền đất bị nén mạnh.

+ Việc xác định sơ bộ độ chính xác đo độ lún, đo chuyển dịch ngang được thực hiện phù hợp với các giá trị độ lún và độ chuyển dịch ngang dự tính theo thiết kế được nêu ở Bảng 5. Dựa trên cơ sơ sai số cho phép đo chuyển dịch ngang ở Bảng 5 để xác định độ chính xác của các cấp đo; khi không có các số liệu dự tính theo thiết kế thì việc lựa chọn các cấp đo dựa vào đặc điểm của nền đất và tầm quan trọng của công trình theo Bảng 6;




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét