Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Tiêu chuẩn quan trắc lún công trình TCVN 9360:2012 (Phần 1)

TCVN 9360:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 271:2002 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. 

TCVN 9360:2012 do Viện Khoa học công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và công nghệ công bố.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Phương pháp quan trắc biến dạng công trình

Biến dạng thực chất là chuyển vị không gian của các điểm trên công trình qua một chu kỳ thời gian.
Vì ta không thể quan trắc hết được tất cả các điểm của công trình nên cần thiết phải chọn một số điểm có khả năng bị chuyển vị rất nhiều (các điểm trên cột đối với nhà khung chịu lực). Những điểm này được gọi là điểm quan trắc.

Để xác định vị trí các điểm quan trắc người ta phải đo nối chúng với một hệ thống điểm được cố định kiên cố gọi là các “mốc chuẩn”, các mốc chuẩn này được định kỳ đo kiểm tra. Từ hệ thống mốc này và các kết quả đo tính được tọa độ các điểm quan trắc.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Quy định về quan trắc lún công trình xây dựng

Quan trắc lún công trình là công tác đóng vai trò rất quan trọng và cần thực hiện đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình thi công xây dựng; bất kỳ công trình nào cũng đều cần thực hiện công tác quan trắc lún và các kỹ sư quan trắc là người chịu trách nhiệm thực hiện chính để đưa ra kết quả đánh giá đo đạc độ lún trên công trình chính xác nhất.

Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nền móng và độ hoạt động ổn định của công trình mà quan trắc lún công trình phải tuân thủ theo các quy định rất nghiêm ngặc.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Biểu mẫu lập dự toán xây dựng công trình

Thẩm tra dự toán và lập dự toán chi phí xây dựng công trình là công tác rất quan trọng giúp chủ đầu tư quản lý toàn bộ chi phí xây dựng một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Chính vì công tác quan trọng này mà thông thường công tác lập dự toán, thẩm tra và đánh giá dự toán xây dựng luôn được thực hiện bởi một đơn vị trung lập có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc chất lượng nhằm đảm bảo dự toán trung thực khách quan và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công trình của chủ đầu tư.

Qua bài viết chia sẻ sau, mình xin được giới thiệu đến các bạn một mẫu lập dự toán xây dựng công trình cơ bản để các bạn tham khảo và tìm hiểu bổ sung thêm kiến thức cũng như phục vụ trong công tác học tập và làm việc nhé!.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình

Một quy trình giám sát thi công xây dựng công trình tiêu chuẩn - chất lượng - và chuyên nghiệp sẽ mang lại cho chủ đầu tư một dự án xây dựng hoàn hảo, chất lượng, đúng thời gian tiến độ thực hiện và trên hết là mang lại giá trị về kinh tế tốt nhất cho công trình của chủ đầu tư.

Qua bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình - trình tự từng bước thực hiện công việc của một đội ngũ tư vấn giám sát xây dựng và các bộ phận liên quan thực hiện công tác tư vấn giám sát như thế nào nhé.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Nhiệm vụ của tư vấn giám sát thi công xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng một công trình, ngoài 1 bản vẽ thiết kế chất lượng hiệu quả, 1 kế hoạch đầu tư xây dựng được chuẩn bị chu đáo được thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán kỹ càng thì vai trò của tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là vô cùng quan trọng.

Trong 1 dự án xây dựng nhiệm vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng quan trọng như thế nào? Kỹ sư tư vấn giám sát có vai trò gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Quy định về chi phí thẩm tra thiết kế theo thông tư 75 của Bộ Tài Chính

Ngày 12 tháng 6 năm 2014, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 75 quy định về mức thu - chế độ thu - Nộp - Quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.

Qua bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thông tư 75 do Bộ Tài Chính quy định và ban hành như thế nào nhé!.