Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Khảo sát kiểm định công trình xây dựng hố đào sâu

Tài liệu khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ văn được xem là căn cứ quan trọng trong công tác kiểm định công trình xây dựng để thiết kế và thi công chắn giữ hố đào sâu. Trong trường hợp bình thường, khảo sát cho chắn giữ hố đào sâu phải tiến hành đồng bộ với việc khảo sát của công trình chính. 
Khi đặt nhiệm vụ khảo sát hoặc lập đề cương khảo sát phải tính đến những đặc điểm và nội dung của việc thiết kế và thi công công trình chắn giữ hố đào sâu, có những quy định riêng để đề ra yêu cầu cho công việc khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ văn của vùng đất định xây dựng tầng hầm hoặc công trình ngầm.

Tài liệu Khảo sát kiểm định công trình xây dựng hố đào sâu

Để lập nhiệm vụ khảo sát phải có đầy đủ các tài liệu sau đây:

(1) Địa hình: đường ống kĩ thuật ngầm (nếu có) tại vùng đất xây dựng và bản vẽ mặt bằng bố trí công trình dự định xây dựng.

(2) Loại hình, tải trọng kết cấu bên trên công trình dự định xây dựng và loại công trình ngầm định sử dụng, nhất là bề rộng và độ sâu hố đào vì chúng là cơ sở để lựa chọn sơ đồ tính cũng như là công nghệ thi công.

(3) Độ sâu hố đào, cốt cao đáy hố, kích thước, mặt bằng hố và kiểu loại cũng như công nghệ thi công công trình chắn giữ hố đào.

(4) Điều kiện môi trường tại vùng đất công trình và vùng đất phụ cận (công trình ở gần và những yêu cầu về môi trường: hạn chế biến dạng và chuyển dịch đất hoặc chấn động, tiếng ồn, xử lý đất-nước thải lúc thi công), cùng các điều kiện khí hậu của địa phương (mưa, ngập lụt, nắng hạn).

Làm sáng tỏ những yếu tố nói trên là một trong những nhiệm vụ khảo sát kiểm định công trình xây dựng để phục vụ cho lộ trình chung là “khảo sát-thiết kế-thi công” và nhờ đó để giải quyết các yêu cầu sau:

- Lựa chọn phương án tối ưu cho giải pháp kết cấu và quy hoạch chung

- Xác định tải trọng lên các kết cấu chịu lực

- Chính xác hoá sơ đồ tính và lập kế hoạch thi công

- Dự báo những biến đổi có thể xảy ra của môi trường đô thị có liên quan đến xây dựng và khai thác.

Công tác thăm dò Khảo sát kiểm định công trình xây dựng hố đào sâu

Bố trí điểm thăm dò cho công trình chắn giữ hố đào sâu: Phạm vi thăm dò là vùng đất dự định bố trí kết cấu chắn giữ và vùng đất và công trình ngoài ranh giới hố đào, thường bằng 2-4 lần độ sâu hố đào kể từ mép hố. Với loại đất mềm, phạm vi khảo sát phải mở rộng thoả đáng hơn nữa. Điểm thăm dò phải bố trí quanh chu vi hố đào, khoảng cách tới mép hố xác định theo mức độ phức tạp của địa tầng, thường khoảng 20-30m. Độ sâu khảo sát phải đáp ứng yêu cầu kiểm tra tính ổn định tổng thể thường thì không được nhỏ hơn 2-2,5 lần độ sâu của hố đào.

Thiết kế và thi công chắn giữ hố đào bao giờ cũng gặp phải tầng đất nông trên mặt đất, do đó yêu cầu đối với việc khảo sát hố càng phải tường tận hơn. Tầng đất mặt ở một số vùng trầm tích cổ có thể gặp suối ngầm, ao ngầm, giếng ngầm, sông cổ và các chướng ngại vật… đất lấp thường gặp là đất tốt hoặc rác. Các vùng gần các đô thị thì thường gặp đất lấp phế thải xây dựng sâu 2-5 m, có nơi lấp bằng xỉ than hoặc rác thải sinh hoạt, hàm lượng tạp chất hữu cơ khá nhiều.

Trong việc khảo sát địa chất công trình cho công trình chắn giữ hố đào nếu gặp phải các tầng đất nói trên (suối ngầm, sông cổ, chướng ngại vật ngầm…) ngoài sử dụng hố khoan có tính khống chế ra, có thể bố trí thêm nhiều hố nông, ví dụ như khoan thìa, khoan hoa đay có đường kính nhỏ, khoảng cách hố khoan có thể trong phạm vi 2-3 m, yêu cầu làm rõ nguyên nhân hình thành và loại đất lấp, làm rõ địa hình, địa mạo, ao hồ biến đổi, làm rõ đặc trưng phân bố, độ dày và biến đổi ranh giới, nói rõ các đặc tính công trình chủ yếu.

Cần đặc biệt chú ý sự có mặt lớp đất yếu, tuy rất mỏng, nằm trong các lớp đất tốt, vì lớp đất yếu này có thể gây mốt ổn định cho hố đào sâu nhất là khi thế nằm của nó là nghiêng.

Để tiến hành thiết kế tường chắn chống thấm và hạ nước ngầm hố móng, phải tiến hành khảo sát địa chất thuỷ văn, tìm rõ tầng chứa nước (bao gồm tầng trên giữ nước ngầm, nước áp lực) và tình hình vị trí tầng, độ sâu phân bố của tầng cách nước, xác định mực nước ngầm tĩnh. Với công trình trọng yếu phải thực hiện phân tầng lấy nước thử nghiệm hoặc bơm nước thử nghiệm (với đất sét), bố trí hố quan sát mực nước nhằm xác định hệ số thấm K của các tầng chứa nước và nguồn cung cấp bổ sung.

Công tác thí nghiệm kiểm định công trình xây dựng hố đào sâu

Các thông số xác định trong các thí nghiệm vật liệu xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của thiết kế và thi công chống giữ và hạ mực nước ngầm ở hố móng sâu, thông thường phải tiến hành các thử nghiệm và đo lường sau đây:

a. Trọng lượng tự nhiên γ, độ ẩm tự nhiên ω và độ rỗng e của đất.

b. Thí nghiệm phân tích hạt để xác định hàm lượng hạt cát mịn, hạt sét và hệ số không đồng đều 60 10 Cu = d / d ngầm, rửa trôi và cát chảy.

Nếu nhiều dòng thấm của nước là từ dưới lên trên, khi lực thủy động hướng lên bằng với trọng lượng đẩy nổi của đất thì hạt đất sẽ ở trạng thái huyền phù mà mất ổn định, khi đó sẽ xảy ra hiện tượng cát chảy. Cát chảy xảy ra ở chỗ dòng thấm trào ra từ bề mặt khối đất, ví dụ ở chỗ tường chắn hố đào bị thủng hay ở đáy hố, mà không xảy ra trong nội bộ khối đất. Cát chảy chủ yếu xảy ra với cát mịn, cát bột và đất bột.

Lớp cát mịn dày và bão hoà nước của thành phố Hồ Chí Minh thuộc loại này và có thể là một trong những nguyên nhân gây sự cố vừa qua. Theo phân tích một số công trình của nước ngoài khi nước ngầm chảy từ dưới lên trên, ở độ chênh thuỷ lực l ≈ 1, thì các loại đất sau đây dễ xảy ra hiện tượng cát chảy:

(1) Hàm lượng hạt sét (phần trăm theo khối lượng) < 10-15%; hàm lượng hạt bụi (phần trăm theo khối lượng) > 65-75%

(2) Hệ số không đồng đều Cu

(3) Hệ số rỗng e > 0.85%

(4) Độ ẩm (phần trăm theo trọng lượng) ω > 30-35%

(5) Lớp cát mịn và đất cát mịn loại cát có độ dày > 25cm

Khi dòng thấm trong đất cát, các hạt nhỏ mịn, dưới tác động của lực thuỷ động, có thể bị nước kéo đi qua khe rỗng giữa các hạt thô, đó là hiện tượng xói ngầm. Xói ngầm có thể xảy ra trong phạm vi cục bộ, nhưng cũng có khả năng mở rộng dần và dẫn đến khối đất bị mất ổn định và phá huỷ. Xói ngầm cũng có thể xảy ra ở chỗ dòng thấm trào ra hoặc xảy ra ngay trong nội bộ khối đất. Độ chênh của cột nước tới hạn khi xảy ra xói ngầm có liên quan với đường kính của hạt đất và tình hình cấp phối. Hệ số không đồng đều càng nhỏ thì càng dễ xảy ra xói ngầm. Với loại đất không dính mà hệ số không đồng đều Cu>10, với độ chênh thuỷ lực tương đối nhỏ cũng có thể xảy ra xói ngầm.

c. Thí nghiệm nén: Thí nghiệm nén ở trong phòng cung cấp chỉ tiêu tính nén, hệ số nén và mô đun nén… chúng dùng để tính toán biến dạng. Khi phải tính đến ảnh hưởng của việc giảm tải trọng (khi đào móng) rồi lại tăng tải (khi xây công trình) thì phải làm thí nghiệm đàn hồi. Xem xét lịch sử ứng suất, xác định áp lực tiền cố kết, chỉ số nén và chỉ số đàn hồi, nhờ đó mới có thể dự báo chính xác độ lún của công trình.

Với công trình xây dựng trọng yếu đặt trên đất mềm sâu dày có tính nén cao, phải xác định hệ số cố kết chứ cấp dùng để tính toán lún thứ cấp, nhằm đánh giá khả năng của các hiện tượng xói trong khoảng 1,6-3,2

Khi tiến hành phân tích ứng suất biến dạng, phải làm thí nghiệm nén ba trục, cung cấp thông số tính toán cho mô hình đàn hồi phi tuyến và đàn hồi dẻo.

d. Thí nghiệm cường độ chống cắt: Cường dộ chống cắt τ, lực dính C và góc ma sát trong ϕ của đất có thể dùng thí nghiệm cắt trong phòng với mẫu đất nguyên trạng, thí nghiệm cắt ở hiện trường, với đất sét mềm, bão hoà nước có thể áp dụng thí nghiệm cắt và thí nghiệm xuyên tĩnh.

Với công trình trọng yếu phải dùng thí nghịêm cắt ba trục, đất tính sét bão hoà khi tốc độ gia tải khá nhanh nên dùng thí nghiệm không cố kết không thoát nước (UU); Khi tốc độ thoát nước của khối đất tương đối nhanh mà tiến hành thi công lại tương đối chậm, có thể dùng thí nghiệm cố kết không thoát nước (CU). Khi ần phải cung cấp chỉ tiêu cường độ chống cắt ở ứng suất hữu hiệu thì phải dùng thí nghiệm cố kết không thoát nước có đo áp lực nước lỗ rỗng.

Với các công trình bình thường, có thể dùng thí nghiệm cắt phẳng, phương pháp thí nghiệm quyết định bởi loại tải trọng, tốc độ gia tải và điều kiện thoát nước của đất, thờng thì có thể dùng cách cắt nhanh cố kết. Căn cứ kinh nghiệm của vùng đất Thượng Hải, trị số lực dính và góc ma sát trong dùng để tính áp lực đất và ổn định tổng thể đã lấy từ trị số đỉnh của cường độ chống cắt. Với trị số lực dính, góc ma sát trong để tính độ trồi của hố móng và các tính toán khác có thể lấy bằng 70% trị số đỉnh của cường độ chống cắt.

Với đất sét bão hoà, có khi cần làm thí nghiệm cường độ chống cắt mẫu đất không hạn chế nở hông để xác định cường độ chóng cắt và độ nhậy của đất.

Khi tính tường chắn làm kết cấu vĩnh cửu của công trình (ví dụ như tường tầng hầm của nhà cao tầng hay của công trình khác) phải dùng lực dính và góc ma sát trong từ thí nghiệm ứng suất có hiệu (đo được áp lực nước lỗ rỗng).

e. Xác định hệ số thấm: Với những công trình trọng yếu phải dùng phương pháp thí nghiệm hút nước hiện trường hoặc thí nghiệm bơm nước để đo hệ số thấm của đất. Các công trình bình thường có thể làm thí nghiệm thấm ở trong phòng để đo hệ số thấm theo phương thẳng đứng và hệ số thấm theo phương nằm ngang. Đất cát và đất đá vụn có thể dùng thí nghiệm cột nước không đổi, đất sét và đất tính sét có thể áp dụng thí nghiệm cột nước biến đổi còn loại đất mềm có tính thấm nước rất thấp thì có thể xác định bằng thí nghiệm cố kết.

g. Thí nghiệm chất hữu cơ: Theo hàm lượng chất hữu cơ, đất có thể chia làm đất vô cơ, đất hữu cơ, đất than bùn và than bùn… Có thể xác định lượng hữu cơ bằng trọng lượng mất khi đốt hoặc bằng phương pháp postassium chromate nặng, khi cần có thể dùng phương pháp hoá phân tích để xác định thành phần axit hữu cơ.

h. Xác định hệ số nền: Đối với các công trình bình thường có thể dựa theo các quy phạm hiện có để xác định hệ số tỉ lệ m0 của đất nền theo chiều đứng và theo chiều ngang. Với các công trình trọng yếu có thể xác định bằng thí nghiệm nén tải trọng qua tấm phẳng hoặc thí nghiệm nén bên.

Thí nghiệm nén bên còn có thể đo được hệ số áp lực bên tĩnh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét