Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm - Phần 2

Như đã giới thiệu ở phần 1 bài viết Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm về các yêu cầu quan trọng cơ bản cần lưu ý khi thiết kế thi công xây dựng nhà xưởng chung và những quy tắc quan trọng chi thiết kế xây dựng khu chế biến sản xuất.

Ở phần 2 tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm mình xin được giới thiệu đến các bạn 4 tiêu chuẩn quan trọng còn lại mà bạn nên lưu ý trong quá trình thẩm tra thiết kế thi công bản vẽ nhà xưởng sản xuất của mình.
3. Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm khu vực vệ sinh, nguồn nước:

a. Chất lượng nguồn nước:

- Nguồn nước dùng cho quá trình chế biến, làm sạch và sản xuất phải là nguồn nước uống được. Nhất là ở các khâu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

- Nguồn nước sử dụng cho công tác vệ sinh sàn nhà, trần, cửa, lưu trữ và vận chuyển chất thải… các công đoạn không trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm thì dùng nước không uống được, và áp dụng cấp nước này cho phòng cháy chữa cháy, vệ sinh (Trừ công đoạn rửa tay phải dùng nước uống được).

- Nguồn cấp nước uống được phải thiết kế đường ống kín, phù hợp với yêu cầu của từng công đoạn chế biến sản xuất thực phẩm và phải được cấp đầy đủ đến toàn bộ những khu cơ sở quan trọng.

- Hệ thống cung cấp nước phải thiết kế sao cho thuận lợi cho công tác vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản, không bị chảy ngược hay lẫn lộn nguồn nước uống được và không uống được. Trên mọi đường ống và khu cung cấp nước phải đánh dấu ký hiệu phân việt giữa 2 nguồn nước uống được và không uống được.

b. Hệ thống thoát nước: 

- Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước nhà xưởng sản xuất phải đảm bảo đạt 3 yếu tố quan trọng sau:

+ Thiết kế đủ rãnh thoát nước thải tránh không để nước thải ứ đọng tại các khu xử lý chế biến thực phẩm.

+ Rãnh thoát nước phải sử dụng vật liệu không thấm, kích thước phù hợp với lưu lượng nước thải thoát ra, dễ dàng vệ sinh làm sạch, có nắp đậy và đảm bảo thiết kế theo độ nghiêng đến hệ thống thoát nước chính.

+ Các hố ga lắng đọng thoát nước thải chính phải có nắp đậy, dễ vệ sinh làm sạch.

c. Tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho công nhân viên: 

- Đủ và phù hợp với số lượng cán bộ công nhân viên bên trong nhà xưởng sản xuất. Bạn có thể dựa theo bảng sau để tính toán số lượng nhà vệ sinh phù hợp:


- Nhà vệ sinh không được đặt gần và thẳng ra khu vực chế biến xử lý thực phẩm.

- Sử dụng tiêu chuẩn vệ sinh, làm khô tay tự động/

- Sọt rác đựng giấy vệ sinh phải có nắp đậy kín và mở bằng chân.

- Trong khu vệ sinh đảm bảo luôn có chất khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật bám trên tay và hệ thống làm khô tay tự động hoặc giấy vô trùng sử dụng 1 lần.

4. Tiêu chuẩn chiếu sáng:

- Đảm bảo đủ tiêu chuẩn độ sáng phù hợp với yêu cần từng khu sản xuất riêng biệt, ánh sáng không làm ảnh hưởng đến mắt và nhận biết màu sắc của công nhân.

- Sử dụng bóng đèn, máng đèn và dây dẫn đạt tiêu chuẩn an toàn, có bộ phận bảo vệ bên ngoài để khi rơi vỡ không làm ảnh hướng đến thực phẩm.

5. Hệ thống thông gió:

- Sử dụng hệ thống thông gió chủ động nhân tạo để luân chuyển luồng không khí bẩn, nhiệt độ va hơi nước ra khỏi các khu chế biến xử lý, bảo quản thực phẩm.

- Thiết bị thông gió phải phù hợp với yêu cầu sản xuất xử lý của từng khu riêng biệt. 

- Đặc biệt chú ý các khu chế biến nhiệt, và ướt sử dụng hệ thống lọc không khí nếu cần.

- Cửa thông gió phải có lưới bảo vệ bằng vật liệu không rỉ dễ tháo lắp và làm sạch khi cần thiết.

6. Tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy: 

- Đây là một trong những tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm rất quan trọng và cần thiết. Nhà xưởng phải được thiết kế và thi công dễ dàng cho quá trình di chuyển nguyên liệu, thực phẩm và chất thải. Khi có trường hợp khẩn cấp đảm bảo có các biển báo và lối đi dễ dàng di tản.

- Lắp đặt hệ thống báo động, báo cháy toàn cơ sở nhà xưởng.

- Xây dựng hệ thống bể nước phòng cháy chữa cháy, các phân xưởng trong cơ sở phải trang bị đủ các phương tiện bình chữa cháy cần thiết.

Đây là các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm quan trọng mà các bạn nên biết và áp dụng đúng cách để đảm bảo chất lượng sản phẩm và phát huy tối đa công năng sử dụng của nhà xưởng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét