Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Quy định pháp luật về việc lựa chọn tổ chức kiểm định công trình xây dựng

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là công tác rất quan trọng và cần thiết đối với các công trình đã qua thời gian sử dụng dài, nay chủ đầu tư muốn thực hiện công tác cải tạo nâng cấp, thay đổi công năng công trình để phục vụ cho các mục đích cơ bản như: Nâng tầng; cải tạo sửa chữa; biến nhà ở thành khách sạn, công ty, nhà hàng...


Công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng sẽ giúp cho chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về hiện trạng công trình của mình, và cần thực hiện các biện pháp gì để đảm bảo an toàn chất lượng công trình trong quá trình nâng cấp.
Việc lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng công trình xây dựng được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành như sau:

a) Tổ chức thực hiện kiểm định phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phù hợp với lĩnh vực kiểm định và được đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử theo quy định. Cá nhân chủ trì kiểm định phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phù hợp với lĩnh vực kiểm định;

b) Trường hợp kiểm định theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 29, Điểm đ Khoản 5 Điều 40 Nghị định 46/2015/NĐ-CP (gọi chung là cơ quan yêu cầu), chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lựa chọn tổ chức kiểm định theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và có ý kiến chấp thuận của cơ quan yêu cầu.

Trong trường hợp này, tổ chức kiểm định phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình.

Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 26/2016/TT-BXD.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét