Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Nội dung phương pháp thí nghiệm vật liệu xây dựng

Thí nghiệm vật liệu xây dựng là giải pháp công tác đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng làm việc, khả năng hoạt động và vận hành hiện tại của công trình có đủ đáp ứng khả năng làm việc một cách tối ưu nhất hay không.

Phương pháp thí nghiệm giúp kiểm soát chất lượng công trình đảm bảo công trình hoạt động và vận hành an toàn phát hiện sớm các vấn đề nghiêm trọng xảy ra trên công trình để có giải pháp xử lý thích hợp nhằm nâng cấp khả năng làm việc và đảm bảo công trình an toàn với chất lượng cao nhất.

Vậy những nội dung công tác của phương pháp thí nghiệm kiểm định này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!.

Nội dung công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng

1. Thí nghiệm vật liệu xây dựng bê tông cốt thép

- Phương pháp kiểm định chất lượng bê tông này có tác dụng giúp:
  • Kiểm tra sự đồng nhất của lớp bê tông, độ rỗng - rỗ trong lớp bê tông.
  • Kiểm tra cường độ chịu lực của bê tông cốt thép thông qua các phương pháp:
STT
Phương pháp thực hiện
T.C áp dụng
Thiết bị thường dùng
Đánh giá độ tin cậy
Ưu điểm
Nhược điểm
1
Bắn súng bật nẩy
TCXDVN 162:2004
Súng bắn bật nẩy : Matest-Italy
Thấp
Xác định sơ bộ nhanh
Độ chính xác thấp, quy trình thực hiện theo tiêu chuẩn  phức tạp
2
Siêu âm kết hợp bắn súng bật nẩy
TCXDVN 171:1989
Máy siêu âm bê tông Tico hoặc Matest, ... và súng bắn bậc nẩy
Trung bình
Không phá hủy cấu kiện , xác định được độ đồng nhật của bê tông
Phụ thuộc nhiều vào kỷ năng của người thực hiện
3
Khoan lấy mẫu, nén kiểm tra
TCXDVN 236:2005
Máy khoan lấy mẫu và máy nén bê tông
Cao
Độ chính xác cao
Để lại khuyết tật lỗ khoan trong cấu kiện

2. Kiểm tra đánh giá chất lượng cốt thép
  • Dựa trên TCXDVN 240:2000: Thực hiện phương pháp kiểm tra và xác định số lượng, đường kính lớp cốt théo và lớp bảo vệ cốt thép. 
  • Dựa trên TCXDVN-294-2003 để xác định độ ăn mòn của cốt thép.
3. Xác định và đánh giá độ rộng sâu của vết nứt 
  • Sử dụng thiết bị phóng đại 100 để kiểm tra và xác định độ rộng của vết nứt.
  • Dựa trên TCXDVN 225:1998 để xác định độ sâu của vết nứt bê tông.
 4. Thử tải tại công trình
  • Áp dụng TCXDVN 363:2006 để kiểm tra và đánh giá chất lượng độ bền của các loại kết cấu bê tông cốt thép trên công trình, các bộ phận chịu uốn, chịu nén trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh.
  • Nguyên lý hoạt động: Chất tải lên sàn và đo độ biến dạng của các cấu kiện với độ chính xác 0.01mm.
5. Xác định độ biến dạng của công trình:
  •  Các biến dạng thường gặp : Nứt, nghiêng, lún, võng.
  • Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu hiện hành ; tiểu chuẩn đánh giá độ nguy hiểm công trình TCXDVN 373:2006
 Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng và tiêu chuẩn áp dụng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét