Quy trình kiểm định chất lượng xây dựng công trình thí nghiệm xác định tính nguyên vẹn của cọc bằng phương pháp biến dạng lớn PDA được thực hiện như thế nào? Và nội dung quy trình thực hiện phương pháp thí nghiệm vật liệu xây dựng này như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Quy trình kiểm định chất lượng xây dựng công trình: xác định tính nguyên vẹn của cọc
(Tiêu chuẩn áp dụng ASTM D4945-89)
A . Đặc điểm của công tác kiểm định chất lượng xây dựng công trình:
- Nguyên lý của phép đo: Dựa vào việc đo sóng ứng suất truyền trong môi trường bê tông, bởi 2 đầu đo lực và 2 đầu đo gia tốc được đặt đối xứng nhau qua thân cọc cần kiểm tra cần đo kiểm tra.
- Tạo một xung lực đủ lớn vào đầu cọc gây ra sóng ứng suất truyền dọc theo thân cọc . Khi sóng tới mũi cọc, sóng này sẽ phản xạ do hiện tượng không đồng nhất môi trường và truyền về đầu cọc . Trong trường hợp cọc có khuyết tật , một phần sóng sẽ phản xạ lại đầu cọc trước khi phần sóng còn lại tới mũi cọc . Khi đó , căn cứ trên phần năng lượng thu được , thiết bị đo nhận sẽ tính sơ bộ ra vị trí có khuyết tật trong cọc . Sau khi đo số liệu tại hiện trường có một kết quả thô về cọc theo từng lần tạo xung lực. Từ kết quả thí nghiệm hiện trường , dùng phần mềm CAPWEAP và GRLWEAP để phân tích xác định chính xác và sát với trạng thái thực của cọc hơn.
- Đặc điểm của công tác đo là tốn nhiều nhân công , chất xám . Thiết bị đo cũng đòi hỏi tinh xảo và có độ chính xác cao vì các phép đo đều là gián tiếp . Sử lý kết quả thí nghiệm cũng đòi hỏi các cán bộ có trình độ cao hơn .
B. Các thiết bị dùng để đo kiểm định chất lượng xây dựng công trình:
Thiết bị hiện trường
· Máy đo và ghi kết quả tại hiện trường PAK.
· Đầu đo lực.
· Đầu đo gia tốc.
· Máy mài.
· Dây dẫn , nguồn điện 12V.
· Máy khoan chuyên dụng.
· Búa đục, thước mét, giấy ráp.
· Cle lực.
· Bu long chuyên dụng của Mỹ.
· Thiết bị tạo lực va đập đầu cọc.
Thiết bị phân tích kết quả thí nghiệm trong phòng
· Máy tính với phần mềm chuyên dụng và khoá cứng.
· Văn phòng phẩm: Giấy in, bút, kẹp giấy,
· Các thiết bị phụ trợ trong phòng: Máy in.
C. Quy trình công nghệ thực hiện các phép đo:
Quy trình này tính cho cọc với có chiều dài < 20m .
1/ Nội dung công việc:
- Đầu cọc : Đầu cọc phải được làm nhẵn, phẳng và vuông góc với trục của cọc. Đầu cọc phải được kiểm tra đảm bảo độ bằng phẳng trước khi thí nghiệm.
- Mặt bên của cọc (Tại vị trí bắt đầu dò ): Đầu do được gắn lên cọc tại vị trí cách đầu cọc ³ 2.5d ( d-đường kính cọc ). Phải đào bỏ lớp đất xung quanh cọc có chiều sâu 1m để đảm bảo khoảng cách bắt đầu dò. Mặt của cọc phải được mài nhẵn, song song với trục của cọc.
- Đưa thiết bị tạo xung lực thí nghiệm vào vị trí cọc. Sau khi thiết bị được đưa vào , phải kiểm tra độ thẳng đứng của thiết bị bằng 02 máy kinh vĩ.
- Sau khi làm sạch mặt bên của cọc, tiến hành định vị vị trí bắt bu lông neo giữ đầu đo. Sau đó, khoan và bắt các bu lông neo trên cọc. Sau khi kiểm tra độ chắc chắn của bu lông , tiến hành bắt các đầu đo. Độ chặt của các bu lông neo được kiểm tra bằng thiết bị đo lực. Nối các đầu đo với máy PAK.
- Khởi động máy PAK . Nhập các dữ liệu ban đầu về cọc và các thông số của thiết bị thí nghiệm.
- Thiết bị tạo xung lực thí nghiệm tạo lực va đập tại đầu cọc. Các đầu đo thu nhận tín hiệu và truyền về máy PAK. Cán bộ kỹ thuật theo dõi và xử lý sơ bộ các kết quả thí nghiệm tại hiện trường. Kết quả thí nghiệm với một cọc tối thiểu 10 lần đo. Thời gian thí nghiệm cho một cọc khoảng 0,5 ngày .
- Thu dọn thiết bị thí nghiệm và lưu trữ số liệu thí nghiệm.
- Sử lý số liệu : Cán bộ sử dụng : 2 cán bộ kỹ thuật.
- Cán bộ sử dụng thiết bị là những người có chuyên môn , có chứng chỉ đã qua lớp đào tạo sử dụng thiết bị của hãng PDI cấp.
- Cán bộ kỹ thuật dùng phần mềm CAPWAP và GRLWEAP phân tích kết quả thí nghiệm hiện trường để xác định sức chịu tải của cọc. Thời gian phân tích 0,5 ngày.
- Căn cứ vào các kết quả thí nghiệm hiện trường và phân tích bằng phần mềm CAPWAP và GRLWEAP , lập báo cáo kết quả thí nghiệm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét