Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Quy trình kiểm định công trình xây dựng tại Việt Nam

Kiểm định công trình xây dựng và cấp chứng chỉ công nhận chất lượng là công tác có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình thi công giám sát và xây dựng công trình. Chất lượng công trình có đảm bảo hay không, có thân thiện với môi trường hay không và có đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh hay không phụ thuộc rất lớn vào quy trình kiểm định xây dựng công trình.

Quy trình kiểm định công trình xây dựng:


Chúng ta khuyến khích thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng để cấp chứng nhận phù hợp nhằm bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác, bảo vệ lợi ích cộng đồng, lợi ích của bên thứ 3 có liên quan. 
Đối với một số công trình xây dựng khi xẩy ra sự cố có thể gây thảm hoạ, bắt buộc phải kiểm định, đánh giá chất lượng dựa trên hàng loạt các tiêu chí như độ bền vững, an toàn sử dụng, an toàn môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn công nghệ chúng ta mới cho phép đưa vào khai thác sử dụng. Chúng ta đang triển khai các văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng và trong các văn bản đó vấn đề này đã được đề cập. Chúng ta mô tả vắn tắt trình tự đó theo sơ đồ 4.
Quy trình kiểm định công trình xây dựng tại Việt Nam
Quy trình kiểm định công trình xây dựng tại Việt Nam
Thời gian qua một số công trình quan trọng cấp quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước để kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và tổ chức đánh giá mức chất lượng đạt được của công trình và khi đủ đảm bảo chất lượng mới chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư, cho phép chính thức đưa vào khai thác sử dụng. Mô hình này là một dạng ở cấp quốc gia của quy trình nêu trên.
Nhiệm vụ của công tác kiểm định chất lượng công trình của Tổ chức kiểm định công trình xây dựng trong hoạt động xây dựng ở các giai đoạn thi công, khai thác sử dụng là rất quan trọng. Một tổ chức kiểm định không chỉ cần có phòng thí nghiệm hợp chuẩn với đầy đủ trang thiết bị kiểm tra, thí nghiệm trong phòng và hiện trường mà cần có đội ngũ chuyên gia đánh giá. Đồng thời để nâng cao chất lượng của công tác kiểm định, chúng ta cũng nhận thấy cần phải có quy trình và tiêu chuẩn đánh giá thống nhất, tránh tình trạng mỗi trung tâm lại có một phương pháp kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Muốn vậy, ngoài việc phải biên soạn tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kỹ thuật công trình, quy định về phương pháp và các loại kiểm nghiệm cùng yêu cầu về thiết bị, thời hạn thực hiện mà cần phải có đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên được đào tạo, có trình độ và kinh nghiệm. Có vậy, công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng mới đạt được yêu cầu là công cụ kiểm soát và đánh giá chất lượng công trình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét