Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Thực trạng công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng hiện nay

Thực trạng công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng hiện nay tại Việt Nam như thế nào?. Từ quản lý nhà nước cho đến quản lý xã hội được thực hiện ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Thực trạng công tác kiểm định chất lượng xây dựng công trình hiện nay
Thực trạng công tác kiểm định chất lượng xây dựng công trình hiện nay
Nhìn chung công tác quản lý kiểm định công trình xây dựng nói chung và công tác kiểm định chất lượng thi công xây dựng nói riêng ở nước ta hiện nay đang được thực hiện theo các tầng quản lý sau:

Công tác quản lý kiểm định công trình xây dựng hiện nay:

Quản lý nhà nước 
- Nhà nước thực hiện việc giám sát quản lý nhà nước về chất lượng công trình XD bằng hiệu lực của các cấp chính quyền. 
- Về bản chất quản lý Nhà nước về chất lượng là sự giám sát theo chiều rộng có tính vĩ mô, tính cưỡng chế của cơ quan quản lý Nhà nước. Nó bao gồm một số nội dung: Thiết lập hệ thống chính sách và pháp quy và tổ chức quán triệt pháp quy và chính sách. Liên quan đến các công tác kiểm định chất lượng công trình, các cấp quản lý Nhà nước giám sát hành vi của các bên tham gia vào quá trình đảm bảo chất lượng (là các pháp nhân thực hiện công tác kiểm định chất lượng) và tham gia giám sát những công trình quan trọng và sử lý sự cố theo phân cấp (thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông qua các pháp nhân được uỷ quyền thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình) 
Quản lý xã hội: 
- Phương thức quản lý chất lượng công trình về xã hội chính là sự giám sát của các tổ chức tư vấn được xã hội hoá, chuyên môn hoá, có tư cách pháp nhân, được cấp chứng chỉ về năng lực hành nghề. 
- Về bản chất quản lý chất lượng công trình về xã hội chính là sự giám sát quản lý theo chiều sâu, có tính vi mô, được trả tiền và được uỷ thác. Về thực chất nội dung công tác quản lý chất lượng công trình về xã hội nhằm giúp Chủ đầu tư kiểm soát được chất lượng công trình thông qua việc trực tiếp thực hiện công tác kiểm định chất lượng thi công cũng như kiểm định chất lượng các vật tư vật liệu và thiết bị cho công trình.   
- Công tác quản lý chất lượng của các tổ chức tư vấn cũng giúp cho Chủ đầu tư kiểm soát được tiến độ thi công công trình theo đúng lịch trình dự kiến, đồng thời cũng kiểm soát được hiệu quả đầu tư. 
- Với phương thức quản lý chất lượng theo các tầng quản lý như trên, thời gian qua công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng ở nước ta đã đạt được một số kết quả khả quan. Chất lượng thi công công trình tại các Bộ, ngành và các địa phương đã được quản lý chặt chẽ hơn theo hướng phòng ngừa thay thế cho việc phát hiện và khắc phục các sự cố công trình. Số lượng các sự cố công trình đã giảm hơn, các Chủ đầu tư đã có nhiều lựa chọn để vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa kiểm soát được tiến độ thực hiện dự án và nâng cao hiệu quả đầu tư. 

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số tồn tại trong công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng, thể hiện trên một số điểm sau: 

- Công tác kiểm định chất lượng công trình hiện nay chưa được coi là trình tự bắt buộc của quá trình đầu tư xây dựng với tư cách là một chế độ. Nhà nước vẫn chưa đưa công tác kiểm định chất lượng là công tác bắt buộc trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Công tác kiểm định xây dựng hiện nay vẫn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của các Chủ đầu tư. Một số Chủ đầu tư chưa nhận thức đúng mức vai trò của công tác kiểm định xây dựng do các Chủ đầu tư chưa hiểu về chế độ giám sát QLCLCT mà cốt lõi là công tác kiểm định chất lượng công trình. 

- Hiện nay các tổ chức tư vấn của nước ta vẫn đang bước vào quá trình chuyên nghiệp hoá nên chưa đủ kinh nghiệm, kể cả trong lĩnh vực kiểm định chất lượng công trình. Có thể trong các tổ chức tư vấn của chúng ta có các chuyên gia giỏi về chuyên môn nhưng họ chưa phải là các chuyên gia về quản lý chất lượng, nhất là khi công tác kiểm định chất lượng xây dựng công trình lại đòi hỏi kinh nghiệm nhiều trong một chuyên ngành hẹp là đo lường và phân tích. Mặt khác chúng ta còn chưa quy phạm hoá được quá trình quản lý chất lượng công trình xây dựng và bản thân các chuyên gia tư vấn kiểm định chất lượng lại cần phải luôn được rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Kiểm định kết cấu công trình xây dựng là gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét