Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Quy trình kiểm định chất lượng xây dựng công trình: khoan lấy mẫu

Qua bài viết hôm nay mình xin được giới thiệu đến các bạn quy trình kiểm định chất lượng xây dựng công trình cơ bản rất quan trọng công tác khoan lấy mẫu tại hiện trường xây dựng nhằm mục đích lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng để khảo sát và kiểm định chất lượng.

Quy trình kiểm định chất lượng khoan lấy mẫu xây dựng công trình:

Bước 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, nhân sự
1.2 . Thiết bị :
* Thiết bị hiện trường :
- Máy khoan + mũi khoan
- Máy xác định vị trí cốt thép
- Máy phát điện >3,5kw
- Máy mài cầm tay chuyên dụng
- Máy bơm nước
* Thiết bị văn phòng :
- Máy vi tính
- Máy in 
1.2 Dụng cụ :
- Thùng + vòi nước làm mát
- Cuộn dây điện + ổ cắm
- Clê , mỏ lết , tô vít
- Đá mài
- Thiết bị bảo hộ : Kính , mũ bảo hiểm , găng tay,giày bảo hộ, dây bảo hiểm
1.3 Nhân sự: Năm người có kinh nghiệm 
Bước 2 : Tiến hành thí nghiệm kiểm định chất lượng xây dựng công trình
2.1 Kiểm tra bề mặt bê tông : (10 phút) Làm sạch bề mặt bê tông tại vị trí định khoan lấy mẫu, nếu bề mặt bê tông không được phẳng phải dùng máy mài làm phẳng bề mặt.
2.2 Xác định vị trí cốt thép : (20 phút) Dùng máy dò vị trí cốt thép quét trên bề mặt bê tông ít nhất là 2 lần dùng phấn kẻ vị trí  cốt thép đã dò được trên bề mặt bê tông 
2.3 Chuẩn bị khoan :(20 phút)
- Lắp mũi khoan đảm bảo chặt chẽ
- Kiểm tra hệ thống điện như : công tắc, ổ cắm, dây dẫn đảm bảo an toàn
- Lắp đặt hệ thống làm mát
- Kê kích chân đế máy khoan bảo đảm vững chãi
- Chỉnh sao cho mũi khoan nằm đúng giữa ô của lưới thép
2.4 Tiến hành khoan : (40 phút)
Bật công tắc khởi động , dùng tay điều khiển cho mũi khoan ăn đều, trong quá trình khoan phải luôn đảm bảo đủ nước làm mát để bảo vệ mũi khoan . Khi khoan đến độ sâu theo yêu cầu, kéo mũi khoan ra , tắt công tắc . Lấy lõi khoan ra ghi vị trí lấy mẫu trên thân lõi khoan. Ghi sổ tay mọi nhận xét có liên quan dến việc phân tích đánh gía kết quả mẫu khoan sau này.
2.5 Xử lý mẫu trước khi thí nghiệm:
Mẫu phải được kiểm tra gia công theo TCVN 3105 :1993 (chụp ảnh nếu cần)
- Cắt mẫu
- Làm đầu chụp
Số lượng mẫu khoan phụ thuộc vào độ chính xác cần thiết của việc xác định cường độ .Càng nhiều mẫu khoan tại các vị trí giống nhau thì dự đoán cường độ càng chính xác. Cường độ bê tông xác định được từ một mẫu khoan là cường độ bê tông tại vị trí khoan mẫu với sai số nằm trong khoảng  ±12% (với độ tin cậy 95%). Khi có n mẫu khoan thì cường độ nén trung bình của chúng được coi là cường độ tai vị trí khoan vơí sai số trong phạm vi ±12/
Kích thước mẫu khoan : Mẫu khoan  trước khi làm đầu chụp phải có chiều cao ít nhất bằng 95% đường kính của nó . Mẫu khoan sau khi gia công phải có chiều cao tối thiểu bằng đường kính và không vượt quá 1,2 lần đường kính của nó . Khi cốt liệu thô có kích thước danh định lớn nhất 20mm và 40mm thì dùng mũi khoan có đường kính tương ứng là 100mm và 150mm
2.6 Thí nghiệm mẫu khoan:
Việc chuẩn bị mẫu , thí nghiệm và tính toán cường độ mẫu khoan được thực hiện theo TCVN 3118 :1993.
Nếu dạng phá huỷ mẫu có gì bất thường thì cần vẽ phác lại và mô tả trong biên bản thử
Bước 3 : Xử lý kết quả : Cường độ bê tông hiện trường quy về mẫu lập phương Rht
3.1 Mẫu khoan không chứa thép :
                                       D
                            Rht  =-------------- x Rmk
                                       1,5 + 1l
Trong đó :
D = 2,5 đối với mẫu được khoan theo phương nằm ngang (với kấu kiện đúc sẵn là phương vuông góc với phương đổ bê tông).
D =2,3 đối với mẫu được khoan theo phương thẳng đứng (với kấu kiện đúc sẵn là phương song song với phương đổ bê tông).
                                            l =h/dmk
h -     là chiều cao mẫu khoan
dmk - Là đường kính mẫu khoan
Rmk - Là cường độ nén của mẫu khoan xác định theo TCVN 3118 : 1993
3.2 Mẫu có chứa cốt thép :
Trong trường hợp không tránh được cốt thép thì chỉ nên dùng mẫu khoan có thép nằm theo vuông góc với chiều cao mẫu và phải giảm cường độ của mẫu khoan do ảnh hưởng của thép.
Khi mẫu khoan có chứa một thanh thép, để tính cường độ lập phương hiện trường, cần nhân Rht với hệ số điều chỉnh k1 sau:
                                                       dt . a
                                k1 = 1+ 1,5 .--------------
                                              dmk .h
             Trong đó :
dt -    Là đường kính cốt thép;
dmk - Là đường kính mẫu khoan;
a -     Là khoảng cách từ trục thanh thép đến đầu gần nhất của mẫu khoan;
h -     Là chiều cao mẫu khoan
Khi mẫu khoan có chứa hai thanh thép nhưng cách xa nhau một khoảng không lớn hơn đường kính thanh thép lớn thì khi xác định k1 chỉ cần tính với thanh thép có trị số dt .a lớn hơn
Nếu khoảng cách giữa hai thanh thép lớn hơn đường kính thanh thép lớn thì ảnh hưởng của chúng được tính đến bằng hệ số k2 :
                                               å dt .a
                              k2 = 1+ 1,5 ------------------
                                                      dmk .h  

Bước 4 : lập báo cáo kết quả theo TCVN 3118 :1993
Hai người làm với khối lượng công việc là 10 tổ mẫu/ngày
Bước 5 : Dự kiến các công việc phụ trợ :
-     Khi vị trí khoan ở trên cao quá tầm máy phải thuê giáo chuyên dụng ,dây bảo hiểm sao cho khi khoan đảm bảo chắc chắn, an toàn, chính xác.
- Khi vị trí khoan nằm sâu so với mặt nền phải chuẩn bị cuốc, xẻng, xà beng để đào hố, hố phải đủ rộng 150cm x150 cm để trong quá trình khoan thao tác thoải mái chính xác.
- Mũi khoan có thể cắt tối đa 3m dài (đơn giá mũi khoan 600USD/1mũi)
- Thời gian thực hiện tính ở trên chỉ áp dụng cho việc khoan mẫu tại vị trí khoan , chưa tính thời gian di chuyển giữa các vị trí hoặc thời gian bắc giáo, thời gian đào hố 
- Chi phí đi lại được tính với quãng đường cụ thể

Trên đây là toàn bộ Quy trình kiểm định chất lượng xây dựng công trình: khoan lấy mẫu. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thực trạng công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng hiện nay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét