Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Tìm hiểu về quan trắc biến dạng công trình

Quan trắc biến dạng công trình là công tác có vai trò đặc biệt rất quan trọng ảnh hưởng đặc biệt đến chất lượng làm việc và khả năng hoạt động ổn định của nền móng công trình xây dựng. Quan trắc biến dạng giúp chủ đầu tư nắm bắt và giám sát chặt chẽ mức độ hoạt động của nền móng có ổn định so với các giá trị đã được tính toán trong bản vẽ thiết kế thi công xây dựng hay không.
quan trắc biến dạng công trình
Quan trắc biến dạng công trình

Quan trắc biến dạng công trình bao gồm các công tác gì?

Quan trắc biến dạng công trình là công tác bao gồm các hoạt động:
Quan trắc lún
Quan trắc ngang
Quan trắc nghiêng

Tầm quan trọng của công tác quan trắc biến dạng công trình

Công tác quan trắc biến dạng công trình là điều kiện cần thiết và tiên quyết để công trình xây dựng của Chủ đầu tư được cấp chứng nhận đảm bảo khả năng an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng của công trình xây dựng.

Các quy định, hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận theo thông tư số 16/2008/TT – BXD ban hành ào ngày 11 tháng 09 năm 2008 của Bộ xây dựng. 

Phương pháp quan trắc biến dạng công trình

1. Mốc đo lún: 

Mốc đo lún được gắn trực tiếp vào các vị trí đặc trưng quan trọng của các kết cấu chịu lực chính trên nền móng hoặc thân công trình. Mốc này có tác dụng giúp các kỹ sư quan trắc có thể quan sát dễ dàng độ trồi lún xảy ra trên công trình.

Mốc đo lún phải được đặt thật chính xác để có thể truyền độ cao trực tiếp từ mốc này sang mốc khác và phải được đặt tại các vị trí có độ lún không đều, các vị trí được dự đoán sẽ có thể xảy ra lún mạnh, các kết cấu chịu lực khác nhau, những vị trí thay đổi về địa chất công trình hai bên khe lún, nơi có thay đổi tải trọng, hầm thang máy, vị trí tiếp giáp giữa hai công trình và những vị trí công trình biến dạng đột ngột. 

 2. Mốc đo lún cho một công trình cần có là bao nhiêu? 

- Nhà dân dụng hay công trình lớn thì số lượng mốc đo lún đều được tính theo công thức sau: N = P/L. Với:
N: là số lượng mốc đo lún.
P: là chu vi nhà hoặc chiều dài móng (m).
L: là khoảng cách giữa các mốc đo độ lún (m). 
- Nếu công trình được xây dựng trên nền móng cọc hoặc móng bè thì số lượn mốc đo lún được tính bằng công thức: N = S/F. Với:
S: là diện tích mặt móng(m2);
F: là diện tích khống chế của một mốc (m2), thường lấy từ 100m2 ¸150 m2.
3. Độ biến dạng cho phép của nền móng và công trình (theo bảng 16 TCXD 45-78)

Trị biến dạng giới hạn của nền
Tên và đặc điểm kết cấu của công trình
Biến dạng tương đối giữa các móng
Độ lún tuyệt đối trung bình và lớn nhất (cm)
Độ lớn
Độ lớn
1
2
3
1. Nhà sản xuất và nhà dân dụng.nhiều tầng bằng khung hoàn toàn
1.1 Khung BTCT không có tường chèn.
0.002
8
1.2 Khung thép không có tường chèn
0.004
12
1.3 Khung BTCT có tường chèn
0.001
8
1.4 Khung thép có tường chèn
0.002
12

4. Dừng đo lún của công trình khi nào

Thông thường 1 công trình đạt tiêu chuẩn sẽ có tốc độ lún ổn định từ 1mm/năm đến 2mm/năm. Vì vậy, công tác đo lún sẽ được tiến hành cho đến khi công trình đạt đến tiêu chuẩn lún ổn định trên.

5. Cấp độ đo lún 

Công tác đo độ lún của công trình được chia làm 3 cấp: Cấp 1, cấp 2, cấp 3. Độ chính xác yêu cầu của từng cấp được đặc trưng bởi sai số trung phương nhận được từ hai chu kỳ đo: 
Đối với cấp I:   ±1mm.
Đối với cấp II:  ±2mm.
Đối với cấp III: ±5mm. 

6. Mức độ sai số cho phép khi đo lún

Đơn vị tính là milimet
Giá trị độ lún dự tính (mm)
Giai đoạn xây dựng
Giai đoạn khai thác sử dụng
Loại đất nền
Cát
Đất sét
Cát
Đất sét
<50
1
1
1
1
50~100
2
1
1
1
100~250
5
2
1
2
250~500
10
5
2
5
>500
15
10
5
10

Các thiết bị được dùng trong quan trắc biến dạng công trình

Quan trắc lún:

Sử dụng máy thủy bình độ chính xác cao NA-2, Micrometer và mia Incar hoặc các loại máy kahc1 có độ chính xác tương đương (như­ Ni04, NAK2 hoặc NA03) để quan trắc lún công trình.

Một số tính năng kỹ thuật của máy NA-2
Tên máy
Nước SX
và hãng
Ống kính
Giá trị phân khoảng bọt thủy
SSTP đo chênh cao 1km đi và về
 mm
Ghi chú
Độ phóng đại
Khoảng cách ngắn nhất
Bọt thủy dài
Bọt thủy tròn
NAK2
Thụy Sỹ
Leica
40x
0.9 m
Tự động
8’/2 mm
± 0.7
± 0.3
- Không có Micrometer

- Có Micrometer


Quan trắc ngang và nghiêng:

Dụng cụ đo: Máy Toàn đạc điện tử chính xác cao Leica TCA 2003, độ chính xác đo góc 0.5”, độ chính xác đo cạnh 1mm + 1ppm, hay máy Toàn đạc điện tử TOPCON GPT-3003LN độ chính xác đo góc 3”, độ chính xác đo cạnh 2mm+2ppm, máy được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh chính xác trước mỗi chu kỳ đo. 

Tính toán bình sai theo phương pháp số bình phương nhỏ nhất và bình sai chặt chẽ.

Để hiểu hơn về quy trình quan trắc lún chuyển dịch ngang các bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
>>>  Quy trình quan trắc lún chuyển dịch ngang nhà và công trình


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét