Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

6 lĩnh vực cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình

Căn cứ vào Nghị định số 42/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Theo đó có 6 lĩnh vực cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình.

Yêu cầu về năng lực khi ban quản lý dự án làm giám sát thi công?

Giám sát thi công xây dựng công trình là hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi - Kiểm tra - Xử lý - Nghiệm thu - Báo cáo các công việc thi công tại công trường tới đơn vị Chủ đầu tư và các đơn vị khác.

Cải tạo nhà cửa có cần kiểm định lại ngôi nhà không?

Cải tạo nâng tầng là việc giữ nguyên nền móng cũ của ngôi nhà và thực hiện sửa chữa, xây thêm 1, 2, 3, hoặc 4 tầng trên bề mặt móng cũ. Đối mặt với nhu cầu nhà ở ngày một tăng cao, hoặc gia đình có thêm nhiều thành viên mới, việc nới rộng diện tích không gian sống trở thành một nhu cầu hiện hữu và rất được quan tâm. Để giải quyết mối quan tâm đó, thì cải tạo nâng tầng là giải pháp tối ưu nhất cho những ai muốn nâng cấp ngôi nhà của mình nhưng chưa đủ kinh phí để xây dựng nhà mới.

Phạm vi hoạt động của các hạng chứng chỉ năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng được quy định như thế nào?

Các hoạt động trong ngành xây dựng đều được quản lý bởi những quy định và yêu cầu nghiêm ngặt, dành riêng cho mỗi cá nhân hay tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của nước nhà. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam đã yêu cầu những cá nhân, tổ chức một khi đã tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đều phải dự thi sát hạch và được cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức xây dựng.

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Có bắt buộc phải có không?

Chứng chỉ năng lực xây dựng được định nghĩa là bản đánh giá năng lực sơ lược của Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động cá nhân. Ngoài ra, chứng chỉ này sẽ nêu điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó. Bộ Xây dựng là cơ quan cấp phát, quản lý và thu hồi chứng chỉ xây dựng.

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng mới nhất

Theo quy định tại Khoản 34 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 15/9/2018), thì điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng được quy định cụ thể như sau:

Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Yêu cầu về thiết kế, bố trí nhà xưởng của cơ sở sản xuất thực phẩm

Yêu cầu về thiết kế, bố trí nhà xưởng của cơ sở sản xuất thực phẩm được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2012/TT-BYT quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau: