Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Công trình nào cần thẩm định trước khi xin giấy phép xây dựng?

Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp phép xây dựng đều quy định về hồ sơ xin cấp phép xây dựng phải có đó là: “Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Điều này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định”.

Căn cứ vào quy định này thì những công trình phải xin giấy phép xây dựng đều phải thẩm định trước khi xin giấy phép xây dựng.

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Quy Định về Thẩm tra, thẩm định dự toán xây dựng công trình

Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP có quy định thẩm tra, thẩm định dự toán xây dựng công trình như sau:

Thẩm định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán xây dựng gói thầu xây

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 68/2019/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/10/2019) thì Nội dung thẩm định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán xây dựng gói thầu xây dựng gồm:

- Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp của các căn cứ pháp lý để xác định dự toán xây dựng;

- Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ;

- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng định mức, giá xây dựng của công trình và quy định khác có liên quan trong việc xác định các khoản mục chi phí của dự toán;

- Xác định giá trị dự toán sau thẩm định. Đánh giá mức độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định.

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Quy định về trách nhiệm của giám sát trưởng công trình xây dựng

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD (Có hiệu lực ngày 01/10/2019) quy định trách nhiệm của giám sát trưởng công trình xây dựng, cụ thể các trách nhiệm sau:

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Các hạng chứng chỉ năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng được phân loại như thế nào?

Chứng chỉ năng lực xây dựng được định nghĩa là bản đánh giá năng lực sơ lược của Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động cá nhân. Ngoài ra, chứng chỉ này sẽ nêu điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Để được thực hiện các hoạt động giám sát thi công xây dựng các công trình xây dựng thì tổ chức hoạt động xây dựng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, quy định của pháp luật về năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình. Theo quy định của Luật Xây dựng, chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng là chứng chỉ bắt buộc đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực t sát thi công. Trong luật chỉ rõ, các đơn vị tư vấn thiết kế muốn thực hiện hoạt động giám sát thi công trong xây dựng đòi hỏi phải chứng minh được năng lực của mình đáp ứng điều kiện để thực hiện.

Giám sát thi công xây dựng là gì? Tầm quan trọng của giám sát xây dựng?

Giám sát xây dựng chỉ các công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của những người tham gia công trình. Nó lấy hoạt động của hạng mục công trình xây dựng làm đối tượng; lấy pháp luật, quy định, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa, lấy quy phạm thực hiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích. Trong mọi hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình đều cần có sự giám sát.

Giám sát thi công xây dựng công trình là hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi - Kiểm tra - Xử lý - Nghiệm thu - Báo cáo các công việc thi công tại công trường tới đơn vị Chủ đầu tư và các đơn vị khác.

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Cải tạo nâng thêm 2 tầng cho nhà cấp 4 có cần kiểm định lại ngôi nhà không?

Cải tạo nâng tầng là việc giữ nguyên nền móng cũ của ngôi nhà và thực hiện sửa chữa, xây thêm 1, 2, 3, hoặc 4 tầng trên bề mặt móng cũ. Đối mặt với nhu cầu nhà ở ngày một tăng cao, hoặc gia đình có thêm nhiều thành viên mới, việc nới rộng diện tích không gian sống trở thành một nhu cầu hiện hữu và rất được quan tâm. Để giải quyết mối quan tâm đó, thì cải tạo nâng tầng là giải pháp tối ưu nhất cho những ai muốn nâng cấp ngôi nhà của mình nhưng chưa đủ kinh phí để xây dựng nhà mới.

Việc thực hiện cải tạo nhà ở tạo ra một tác động khá lớn lên lớp móng và lớp đất nền hiện tại, do đó, để ngôi nhà đảm bảo được sự vững chắc và an toàn, cần chú ý đến việc kiểm định công trình xây dựng nhằm làm rõ những vấn đề: Số tầng muốn xây dựng có phù hợp với nền móng cũ hay không? Nhà cũ hiện có đang gặp phải tình trạng nghiêng, lún hay nứt? Khả năng chịu lực của nền móng cũ như thế nào? Các tình huống rủi rỏ có thể phát sinh sẽ ra sao?